Học giả Mỹ chỉ trính Tổng thống Trump phá chính sách đối ngoại. Cụ thể một học giả, cựu quan chức trong chính quyền Obama nhận định rằng, ông Trump đã phá hủy hoàn toàn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Chính sách đối ngoại lan man, rời rạc
Mới đây, nhà chính trị học và thành viên trong ê-kip chính quyền của cựu Tổng thống Barak Obama là bà Wendy Sherman trong bài viết đăng trên tờ Foreign Policy đã chỉ trích kịch liệt chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo đó, bà Wendy Sherman cho rằng, chính sách đối ngoại của Trump chỉ gồm một loạt những đoạn thông báo tweet lan man rời rạc không có mục đích xuyên suốt hay chiến lược rõ ràng. Chính sách này đã khiến Mỹ gặp rất nhiều vấn đề trên vũ đài thế giới
Do hành động của ông Trump, Trung Đông đã ngày càng xa rời giải pháp ổn định hòa bình, còn cuộc sống đã trở nên nặng nề khó khăn hơn đối với cư dân Cuba và Venezuela, nhưng Hoa Kỳ vẫn không thể ném ra thách thức cần thiết cả với Nga lẫn Trung Quốc.
Trong thời gian qua, Tehran đã xích gần hơn tới việc tạo ra vũ khí hạt nhân, hành vi của nước này ở Trung Đông không thay đổi, còn trong chính trị nội bộ, quyền của người dân Iran bị vi phạm.
Tác giả bài viết nhận xét, sở dĩ tình hình trở nên tồi tệ như vậy là bởi Hoa Kỳ không có mục tiêu rõ ràng và chính sách nhất quán trong tất cả các lĩnh vực. Ví dụ như trong quan hệ với Triều Tiên, Trump chỉ chụp vài bức ảnh và kêu gọi giải thoát bán đảo khỏi vũ khí hạt nhân, mà chẳng có hành động thiết thực nào tiếp theo.
Nhìn rộng hơn, cách hành xử đột ngột khó lường của Trump với người châu Âu trong vấn đề Iran, cũng giống như với Seoul và Tokyo trong vấn đề Triều Tiên, đều khiến các đồng minh lúng túng không biết đâu mà lần.
Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, vấn đề trầm trọng hơn nhiều là lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và sự ổn định toàn cầu đang bị đe dọa hơn cả bởi hành vi sai trái của Trump đối với Nga và Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vốn nổi tiếng với những phát biểu khác người của mình
Quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc và Nga
Bà Wendy Sherman cho rằng, có lẽ phải sau nhiều năm nữa người ta mới biết bản chất thực của liên hệ giữa Donald Trump và Vladimir Putin.
Ông Trump dường như đã bày tỏ sự ghen tị với vị thế của hai nhà lãnh đạo Nga-Trung, nhưng bản thân ông ta không xây dựng được chiến lược thống nhất nào cho quan hệ với Moscow và Bắc Kinh.
Ví dụ, vị nữ chính khách này không thấy ông Trump có bất kỳ hành động nào để bảo lưu hiệp ước với Nga về giới hạn vũ khí, hoặc ngăn chặn thực trạng xuyên tạc thông tin ở Hoa Kỳ. Do đó, tác giả bài báo tin chắc rằng Trump thường xuyên đặt lợi ích của Nga cao hơn lợi ích Mỹ.
Nhưng theo tác giả của bài báo, ông Trump lại đang cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của Nga và Trung Quốc trong cuộc tranh cử đang nóng lên ở nước Mỹ.
Dường như trong hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2019, ông Trump đã liên lạc trực tiếp với ông Tập Cận Bình về chủ đề này, còn với Tổng thống Putin, thì ông Trump cười nhạo câu chuyện về “sự thông đồng” cùng Nga. Thế nhưng bây giờ tình báo Mỹ có thông tin về những nỗ lực của Nga, Trung Quốc và Iran nhằm gây tác động ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới.
Vì vậy, mục tiêu chính của ông Trump trong quan hệ với bất kỳ nước nào khác đều không phải là an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, mà là sự an toàn của chính cá nhân ông ta ở vị trí nguyên thủ, mà ở thời điểm hiện này là khả năng thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Tuy nhiên, đại dịch coronavirus đã và đang dạy cho họ hiểu rằng số phận của Hoa Kỳ không thể tách rời số phận của thế giới.
Vì thế, chuyên gia chính trị học Wendy Sherman đề nghị các cử toạ trong cuộc tranh luận hãy đặc biệt lưu ý đến thực tế là Trump không hề có chính sách rõ ràng về thúc đẩy lợi ích của nước Mỹ và bảo toàn sức khỏe, sự thịnh vượng và an ninh cho người Mỹ.
VietBF@ sưu tầm.