EU không ngán, họ đă sẵn sàng trả đ̣n với Mỹ. Vừa mới đây, giới truyền thông dẫn lời Cao ủy thương mại Liên minh Châu Âu tuyên bố EU sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Mỹ.
Cao ủy thương mại Châu Âu là ông Phil Hogan cho biết trong cuộc phỏng vấn với El París và một số phương tiện truyền thông khác rằng, Liên minh châu Âu (EU) mặc dù không hề mong muốn nhưng đă sẵn sàng áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Hoa Kỳ.
Như ông lưu ư, sau khi Airbus quyết định từ chối các khoản trợ cấp của EU, bị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuyên bố là bất hợp pháp, các khoản thuế trị giá 7,5 tỷ euro mà Washington áp đặt đối với hàng hóa từ Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Anh, đă trở nên rất phi lư.
"Chúng không thể chấp nhận được và nên bị hủy ngay lập tức" - Cao ủy thương mại châu Âu nhấn mạnh.
Ông Hogan cũng khẳng định rằng, Liên minh châu Âu sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với nhiều hăng hàng không khác, cũng như với phía Mỹ, để thảo luận về chế độ hàng không trong tương lai.
Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Washington vẫn chưa đáp ứng đề xuất của Brussels về cải cách hệ thống viện trợ trong lĩnh vực này. Và nếu không có thỏa thuận, Liên minh châu Âu sẵn sàng áp dụng đầy đủ các quyền trừng phạt của ḿnh.
Ông khẳng định, nếu Hoa Kỳ quyết định duy tŕ mức thuế xuất khẩu 7,5 tỷ euro của châu Âu, hoặc tăng hoặc áp dụng chúng cho các sản phẩm mới, EU sẽ hành động theo các quyền trừng phạt của chúng tôi, ngay khi WTO xác định mức độ đối phó trong vụ Boeing" - Ông Hogan cảnh báo.
Như tờ báo giải thích, Brussels muốn thiết lập khuôn khổ mới cho các khoản trợ cấp hàng không, bao gồm cả sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này tại các quốc gia như Trung Quốc.
Liên minh châu Âu sẵn sàng trả đ̣n trừng phạt kinh tế với Mỹ
Hôm trước, người đứng đầu chính sách đối ngoại của châu Âu, ông Josep Borrell bày tỏ lo ngại về việc Mỹ ngày càng áp dụng biện pháp trừng phạt hoặc đe dọa đối với các công ty châu Âu tiến hành hoạt động hợp pháp, ví dụ như trong vấn đề” và “Ḍng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.
Tờ Le Figaro dẫn lời ông Josep Borrell rằng, Mỹ đang ngày càng phải dùng đến các biện pháp trừng phạt hoặc đe dọa trừng phạt đối với các doanh nghiệp và lợi ích của châu Âu, nhưng chính sách đó là phản tác dụng.
Liên minh châu Âu phản đối việc sử dụng các biện pháp trừng phạt của các nước thứ ba đối với các doanh nghiệp châu Âu đang thực hiện các hoạt động hợp pháp. Ngoài ra, EU coi việc áp dụng các biện pháp trừng phạt ngoài lănh thổ là trái với luật pháp quốc tế.
Ông cũng khẳng định rằng, chính sách của châu Âu nên được xác định ở châu Âu, chứ không phải ở các quốc gia khác. Có những khác biệt về chính sách, nhưng EU luôn sẵn sàng đối thoại. Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra dưới sự đe dọa trừng phạt.
Vừa qua, Liên minh châu Âu cũng đă có những động thái dằn mặt Mỹ, cụ thể là EU tuyên bố dự định thông qua một loạt biện pháp mới để đảm bảo các công ty lớn của Mỹ như Google, Amazon, Facebook..., tuân thủ luật chống độc quyền và nộp thuế đầy đủ.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margrethe Vestager mới thông báo rằng, EU sẽ quy định chặt chẽ hơn về hoạt động của các tập đoàn này và lưu ư rằng “có một loạt các vấn đề trong lĩnh vực này không được quy định bằng văn bản pháp luật”.
VietBF@ sưu tầm.