Người Mỹ mắc kẹt ở nước ngoài phải thế chấp hộ chiếu vay tiền bay về. Những người bị kẹt ở nước ngoài được Bộ Ngoại giao Mỹ đă tổ chức các chuyến bay đưa về nước. Vấn đề là người được hồi hương phải trả chi phí và nếu chưa có tiền, họ phải thế chấp hộ chiếu mới có thể trở về.
Hành khách chờ đăng kư chuyến bay về nhà tại sân bay quốc tế La Aurora ở Guatemala City hồi tháng 3. Ảnh: AP
Theo tờ Politico, một số người Mỹ đă phải vay tiền bằng hộ chiếu để có chỗ trên các chuyến bay hồi hương. Nhưng nhiều tháng sau khi về nước, họ vẫn đang chờ hóa đơn và trong thời gian đó, hộ chiếu của họ không có giá trị.
Một số người th́ phải kư giấy nợ, nói rơ ḿnh đồng ư trả chi phí cho chuyến bay về. Chi phí này có thể lên tới 10.000 USD nếu gia đ́nh có 4 người bị mắc kẹt ở nước ngoài do dịch COVID-19.
Bộ Ngoại giao Mỹ đă đưa 100.000 công dân từ 150 quốc gia về nhà từ khi đại dịch bắt đầu với chi phí 196 triệu USD. Bộ này phải thu số tiền từ các công dân hồi hương. Trong số tiền đó, có khoảng 8 triệu USD là khoản vay trực tiếp dựa trên thế chấp hộ chiếu.
Chờ đợi trong tuyệt vọng để được bay về nhà ở California khi đang mắc kẹt ở Peru, Ash Maki đă vay trực tiếp từ Bộ Ngoại giao, dùng hộ chiếu làm vật đảm bảo.
Hộ chiếu bị đóng dấu và không c̣n giá trị sau 5 ngày đóng dấu, chỉ dùng được một lần để trở về Mỹ. Maki cho biết anh sẽ phải nộp đơn xin cấp hộ chiếu mới và đơn này chỉ được chấp nhận sau khi đă trả đầy đủ tiền vay để hồi hương.
Có một vấn đề là Maki vẫn đang chờ hóa đơn. Trong khi đó, Maki không thể sử dụng hộ chiếu. Anh nói: “Thời gian dự kiến là 8-10 tuần từ ngày khởi hành và giờ đă ba tháng rồi. Về cơ bản, họ đang giữ chúng tôi làm con tin cho tới khi c̣n thuận tiện cho họ”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Đó là quy định. Bộ Ngoại giao không có lựa chọn trong vấn đề đó. Theo quy định, chúng tôi không phải là bên có thể xóa nợ các khoản vay này”.
Mặc dù hàng ngh́n người phải vay trực tiếp kiểu này để hồi hương nhưng phương pháp thanh toán chính cho các chuyến bay hồi hương là giấy nợ mà trong đó không có thông tin ǵ ngoài chi phí ước tính.
Phần lớn người đă hồi hương thời gian đầu được phát cho các tờ giấy trắng để kư trước khi lên máy bay, một h́nh thức cam kết trả lại tiền cho chính phủ khi có hóa đơn.
Mặc dù hộ chiếu của những người này không bị vô hiệu hóa nhưng họ vẫn phải chờ hóa đơn mà không biết số tiền là bao nhiêu.
Gia đ́nh anh Daniel Musick ngày nào cũng kiểm tra hộp thư. Họ sợ sẽ bị tính phí tới 10.000 USD.
Gia đ́nh anh gồm hai vợ chồng và hai con sống ở miền bắc Ấn Độ 3 năm qua, nhưng khi t́nh h́nh dịch COVID-19 xấu đi và Đại sứ quán Mỹ bắt đầu cảnh báo về vấn đề an toàn, họ đă quyết định về Mỹ, nghĩ rằng sẽ an toàn nhất.
Khi đó, các chuyến bay thương mại đă ngừng hoạt động và lựa chọn duy nhất là chuyến bay hồi hương của Bộ Ngoại giao thông qua hăng hàng không United Airlines.
Hành khách đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ pḥng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay John F. Kennedy ở Queens, New York, Mỹ ngày 13/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Musick không biết cả gia đ́nh sẽ phải trả bao nhiêu tiền nhưng một quan chức đại sứ quán tại sân bay nói rằng sẽ gần 2.500 USD/người. Một vấn đề chưa rơ nữa là Musick không biết con trai 1 tuổi có bị tính tiền không v́ cậu bé không ngồi ghế riêng.
Musick nói: “Tôi không trông mong được bay miễn phí. Nhưng với gia đ́nh bốn người sống bằng lương của hai người làm nghề giáo viên, chúng tôi nghĩ tới hóa đơn mà sợ. Tôi không biết sẽ phải trả hóa đơn ra sao”.
Những người khác cũng đang chờ hóa đơn có khi suốt 4 tháng qua. Ngoài việc chờ, họ cũng không biết sẽ phải trả bao nhiêu tiền.
Quan chức đại sứ quán chỉ ước tính số tiền mà có trường hợp số tiền thực gấp bốn lần số tiền ước tính.
Zara Bloom, người khi đó đang t́m cách về nhà từ Lima (Peru), cho biết đă kư giấy nợ trắng và “siêu sợ hăi”, nhưng không c̣n lựa chọn nào khác. Cô đă mất việc từ khi về Mỹ và nghĩ ḿnh sẽ không thể trả số tiền lớn.
Hồi đầu năm nay, ít nhất có hai dự luật được tŕnh lên quốc hội để thay đổi những điều mà người Mỹ hồi hương như trên phải trải qua. Tuy nhiên, chưa dự luật nào có tiến triển ǵ từ khi được tŕnh.
Nghị sĩ Debbie Dingell, người bảo trợ một dự luật nói trên, phát biểu: “Nếu bạn để Bộ Ngoại giao đưa bạn bay về, đó không phải là t́nh huống tốt đẹp hay an toàn. Nói thẳng ra là nhiều gia đ́nh không đủ tiền. Chi phi thực sự lớn”.
Ông Dingell lưu ư rằng các quốc gia khác không yêu cầu công dân phải trả tiền khi đi các chuyến bay hồi hương trong đại dịch và cho rằng người Mỹ cũng không cần phải trả tiền.
VietBF@ sưu tầm.