Căng thẳng với Trung Quốc leo thang đến đỉnh điểm. Nó buộc Mỹ phải tính toán cẩn thận, chi tiết. Quốc gia này xích lại gần hơn với Nga?
Khi các nhân viên ngoại giao Trung Quốc đốt tài liệu bên trong lănh sự quán ở Houston, cảnh tượng khiến người ta nhớ lại những ǵ từng xảy ra ở California cách đây vài năm.
Ông Trump từng đề cập đến khả năng đưa Nga trở lại nhóm G7.
Tháng 9.2017, các nhân viên ngoại giao Nga ở San Francisto đốt tài liệu, đóng cửa lănh sự quán theo yêu cầu của Mỹ.
Chỉ sau 3 năm, Trung Quốc đă thay thế Nga trở thành đối thủ số một của Mỹ, theo Financial Times (FT).
Nga từng được coi là quốc gia tạo ra mối đe dọa cấp bách nhất với trật tự toàn cầu ở phương Tây, kể từ sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. Nhưng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày nay chỉ tập trung vào Trung Quốc, đối phó Bắc Kinh trên tất cả các lĩnh vực, từ thương mại, công nghệ cho tới quân sự.
Sự thay đổi trên dẫn đến một luồng ư kiến cho rằng Mỹ có thể hợp tác với Nga ở một chừng mực nào đó để tạo thêm sức ép với Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi về chiến lược trên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pomepo hôm 24.7 nói: “Tôi cho rằng đó là một cơ hội”.
Cho đến nay, nỗ lực hợp tác Nga-Mỹ vẫn chỉ dừng lại ở đàm phán kiểm soát vũ khí. Nhưng Steve Biegun, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, xác nhận trên tờ FT: “Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo đủ khoảng trống giữa Nga và Trung Quốc”. Ông Biegun nói thêm rằng Mỹ nên chủ động giảm bất đồng trong quan hệ với Nga.
Tuần trước, Trung Quốc thông báo Ngoại trưởng Vương Nghị đă có cuộc hội đàm với người đồng cấp Sergei Lavrov về “chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa đơn phương và chính sách bắt nạt cực đoan của Mỹ”.
Ở Moscow, Bộ Ngoại giao Nga chỉ đề cập đến Mỹ trong đoạn: “Ông Lavrov đă được cộng sự thông báo về tiến tŕnh đàm phán kiểm soát vũ khí Nga-Mỹ”.
Có những dấu hiệu cho thấy quan hệ Nga-Trung không sâu sắc như những ǵ Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nhắc đến, theo FT.
Tháng trước, ông Lavrov đă không tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Đại sứ Nga đi dự thay.
Khi đại sứ quán Nga đăng thông điệp kỷ niệm 160 năm ngày thành lập thành phố Vladivostok, cư dân mạng Trung Quốc phản đối dữ dội, nhắc lại lịch sử rằng thành phố này từng là lănh thổ Trung Hoa.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Washington có thể lợi dụng Moscow để đối phó Bắc Kinh. Cũng trong ngày 24.7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova nói: “Mỹ đừng mong kích động mâu thuẫn Nga-Trung… Tôi có thể dám chắc rằng Mỹ sẽ không thể thành công”.
Quan hệ Nga-Trung trở nên nồng ấm kể từ năm 2014, khi phương Tây áp đặt cấm vận toàn diện với Nga. Kể từ đó, Nga và Trung Quốc chia sẻ chính sách trong các vấn đề toàn cầu, như vấn đề Iran, Syria, Venezuela.
Zhang Xin, giáo sư Đại học Đông Trung Quốc ở Thượng Hải, nói quan hệ rơi xuống mức thấp chưa từng có với Mỹ là nguyên nhân khiến Nga tăng cường hợp tác với Trung Quốc.
Nga và Trung Quốc chưa bao giờ được coi là đồng minh theo góc nh́n phương Tây. “Nga và Trung Quốc chia sẻ lợi ích chung, nhưng có quan điểm khác nhau về trật tự toàn cầu”, chuyên gia Bobo Lo, công tác tại Viện Lowy, nói. Đến nay, Trung Quốc hiểu rằng Moscow chỉ ủng hộ Bắc Kinh trong một số vấn đề nhất định.
Các chuyên gia Mỹ và Nga đều đồng t́nh rằng, quan hệ Nga-Mỹ đang có triển vọng khởi sắc khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang đến đỉnh điểm.
“Về mặt chính trị, Mỹ đă chuyển hướng sang đối phó với Trung Quốc và đó là điều tốt”, Vasily Kashin, nhà nghiên cứu ở Moscow, nói. “Chính sách đối ngoại của Nga có thể xa rời Trung Quốc hơn và xích lại gần hơn với Mỹ. Nhưng hiện có hai trở ngại”.
“Đầu tiên, Nga và Mỹ chưa xây dựng được ḷng tin. Thứ hai, Nga cho rằng chính trị Mỹ quá phức tạp, các chính sách thay đổi quá nhanh”, ông Kashin nói.
VietBF@ sưu tầm.