Anh định truy lùng nhân tố gián điệp Nga. Sau khi vừa phát hiện "gián điệp Nga", Chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson dự định xem lại luật về tội phản quốc, bí mật Nhà nước.
Daily Mail mới đây dẫn các nguồn tin riêng trong Chính phủ Anh cho biết, Thủ tướng Boris Johnson đang dự định xem lại luật về tội phản quốc, bí mật Nhà nước và gián điệp. Điều này được đề cập đến trong bối cảnh Hạ viện Anh vừa lắng nghe một báo cáo cho thấy, Nga và Trung Quốc đă t́m cách can thiệp vào nền chính trị Anh.
Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Theo đó, ông Johnson dự định sẽ thay đổi một số điều của đạo luật nói trên, cho phép coi những đối tượng thề trung thành với một quốc gia nước ngoài và cố gắng thâm nhập Anh, hoạt động trên lănh thổ Anh đều là "Tội phạm".
Nếu những sửa đổi được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên luật này được sửa đổi nhiều tới vậy kể từ năm 1695 và tạo điều kiện để loại bỏ các kẻ hở pháp luật của nước này.
Theo tờ báo Anh, Thủ tướng Anh đang xem xét thay đổi 3 đạo luật dựa trên báo cáo của Ủy ban An ninh và T́nh báo Hạ viện Anh chứa đựng cáo buộc Nga "can thiệp" vào nền chính trị Anh và các vấn đề liên quan đến sự trở về của các chiến binh khủng bố mà không bị trừng phạt.
"Chúng tôi dự định nâng cao hiệu quả phản ứng để giảm bớt mối đe dọa từ các đối tượng ở những quốc gia thù địch hoạt động trên lănh thổ Anh, cũng như xây dựng Vương quốc Anh trở thành môi trường khó khăn hơn ngăn chặn những hoạt động thù địch như vậy" - nguồn tin trong Chính phủ Anh nêu rơ.
Tuần trước, tuyên bố trong bức thư gửi Quốc hội, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab thông báo rằng "gần như chắc chắn" là Nga đă cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử ở Anh năm 2019.
Giới phân tích cho rằng, Nga không phải là "thủ phạm" tác động đến kết quả bỏ phiếu khiến Anh rời EU (Brexit), nhưng Nga lại được xem là cứu Anh khỏi sụp đổ bởi Brexit, nhất là ở thời kỳ hậu Brexit.
Nhớ lại ngày 7/1/2019, Công ty tư vấn và kiểm toán Ernst & Young (EY) công bố báo cáo cho biết, nhiều ngân hàng và công ty tài chính đă chuyển lượng tài sản trị giá ít nhất 800 tỷ bảng (khoảng 1.000 tỷ USD), từ Anh sang EU v́ Brexit.
Sau cuộc trưng cầu dân ư dẫn đến Brexit, EY đă theo dơi động thái của 222 ngân hàng và công ty tài chính lớn nhất tại Anh và nhận thấy các định chế tài chính này đă tạo khoảng 2.000 việc làm mới ở EU để chuẩn bị trước cho Brexit.
Những cái tên nổi bật như Deutsche Bank, Goldman Sachs và Citi đều đă chuyển một phần hoạt động khỏi Anh, và Dublin, Luxembourg, Frankfurt và Paris là những điểm đến được lựa chọn nhiều nhất.
London là trung tâm tài chính số 1 của Châu Âu trong nhiều thập kỷ và là nơi nhiều ngân hàng toàn cầu chọn đặt trụ sở. Ngành dịch vụ tài chính đă tạo ra khoảng 2,2 triệu việc làm tại Anh và đóng góp 12,5% GDP của nước này.
Theo dữ liệu của City of London Corporation, chỉ riêng tiền thuế, ngành dịch vụ tài chính đóng góp số tiên lên đến 72 tỷ bảng, tương đương 100 tỷ USD, mỗi năm cho kinh tế nước Anh.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) từng cảnh báo nếu "Brexit không thỏa thuận" th́ sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Anh tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Song đến nay Anh và EU vẫn chưa thỏa thuận được về Brexit.
Theo Công ty tư vấn và kiểm toán Ernst & Young, số tiền 1.000 tỷ USD đă chuyển ra khỏi nước Anh trong thời gian chờ đợi Brexit mới chiếm khoảng 10% tổng tài sản của ngành ngân hàng Anh.
Giới chuyên gia tài chính phương Tây nhận định, nếu lượng tiền rời khỏi nước Anh vượt trên 20% tổng tài sản của ngành ngân hàng Anh, ḍng lưu kim tại xứ sở sương mù sẽ giảm độ lưu chuyển và thị trường tài chính London khó tránh khỏi "cú sốc".
Nghĩa là chính quyền Anh phải t́m cách ngăn ḍng tiền chảy ra ngoài biên giới nước Anh. Tuy nhiên, điều đó là rất khó nếu Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu mà không có Thỏa thuận Brexit.
Thậm chí giữa London và Brussels có Thỏa thuận Brexit th́ lượng tiền của các định chế tài chính Âu-Mỹ rời khỏi nước Anh vẫn chưa thể dừng lại v́ sóng vỗ ngày càng mạnh hai bên bờ eo biển Manche thời hậu Brexit.
Như vậy, c̣n những khoản tiền nào tại xứ sở sương mù không bị cuốn theo cơn lốc Brexit? Có thể nhận diện ngay đó là hàng trăm tỷ USD của người Nga trong hệ thống tài chính Anh và đây là khoản tiền có thể cứu nước Anh khỏi sự sụp đổ bởi Brexit.
VietBF@ sưu tầm.