Covid-19 làm thay đổi cách lấy lời khai. Từ trước đến nay cảnh sát Mỹ đă quen lấy cung trong pḥng thẩm vấn chật hẹp, nhưng hiện nay việc áp sát nghi phạm lại tiềm tàng rủi ro chết người trong Covid-19.
Cảnh sát đang phải nhanh chóng thay đổi cách thẩm vấn nghi phạm, theo bản khảo sát do Marshall Project, tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực tư pháp h́nh sự, thực hiện với các pḥng cảnh sát khắp nước Mỹ.
Thay v́ ngồi trong pḥng kín, điều tra viên tại thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania), Miami (bang Florida) và những nơi khác đều cho biết hiện phải lấy lời khai nghi phạm, nhân chứng, và nạn nhân ở ngay ngoài đường phố và cách nhau hai mét.
Tại thành phố Clearwater (bang Florida), cảnh sát lấy lời khai tại băi đỗ xe của trụ sở. Khi nghi phạm bị đưa về đồn, việc thẩm vấn sẽ được thực hiện qua màn h́nh máy tính, hoặc ít nhất là khi hai bên ngồi ở hai đầu đối diện của chiếc bàn họp lớn.
Từ giữa tháng 3, cảnh sát thành phố Miami phải đánh giá rủi ro y tế trong từng buổi thẩm vấn, theo Armando Aguilar, Phó giám đốc pḥng cảnh sát Miami. Họ chỉ đưa nghi phạm lên xe và vào pḥng làm việc trong những trường hợp rất nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm, và cướp tài sản. "Nếu chỉ là vụ trộm ôtô đơn lẻ và chúng tôi đă nắm chứng cứ, khâu phỏng vấn chính thức có thể được bỏ qua", Aguilar nói.
Một cảnh sát thành phố Seattle (bang Washington) đứng từ xa lắng nghe người báo tin vào tháng 4/2020. Ảnh: AP.
Tương tự, cách tiếp cận của thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania) là lấy lời khai ngay tại hiện trường và ghi lại bằng camera gắn thân, theo sĩ quan cao cấp Frank Vanore. "Chúng tôi nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm vậy kể cả sau dịch v́ lúc này nhân chứng c̣n nhớ rơ sự việc và chưa ngại nói chuyện", Vanore cho biết. Ngoại lệ là nạn nhân dễ bị tổn thương và cần giữ kín sự việc.
Đối với một số cảnh sát có thói quen áp sát và dùng ánh mắt để khiến nghi phạm sợ hăi mà khai ra sự thật, cách làm việc mới không khỏi gây phiền toái. Ngoài ra, phương pháp thẩm vấn từ xa cũng gây cản trở việc thu thập tín hiệu không lời.
Ví dụ, Michael Walek, cảnh sát Clearwater, cho biết điều tra viên từ trước đến nay được dạy quy tŕnh đưa ra dữ kiện (ví dụ nghi phạm đă bị trông thấy ở đâu vào thời điểm nào), rồi xem phản ứng của đối phương (ví dụ gơ tay vào bàn, nh́n ra chỗ khác...). Nhưng nếu không ở gần, cảnh sát sẽ khó "đọc" nghi phạm và không biết đặt câu hỏi ǵ tiếp theo.
Không chỉ bất tiện cho cảnh sát, nạn nhân cũng sẽ khó mở ḷng khi được lấy lời khai ở nơi công cộng. Nghi phạm c̣n có thể khó có luật sư kịp thời tŕnh diện nếu cảnh sát lấy lời khai ngay lập tức tại hiện trường hoặc qua điện thoại.
Chuck Wexler, Giám đốc điều hành tổ chức Diễn đàn Nghiên cứu về lănh đạo cảnh sát, cho biết con người không có bản năng giao tiếp từ xa, đặc biệt là khi nói về điều hệ trọng. "Đó là lư do tại sao cảnh sát không đơn thuần đưa danh sách câu hỏi cho nghi phạm trả lời. Không điều tra viên nghiêm túc nào sẽ làm như vậy", Wexler nói.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh một số người đang kêu gọi cảnh sát chấm dứt cách làm việc đặt nặng uy quyền và sự cưỡng ép, việc giăn cách xă hội khi thẩm vấn lại được một số chuyên gia nhận định là "trong cái rủi có cái may".
Càng nhiều cuộc thẩm vấn được thực hiện ngoài trời nghĩa là càng có nhiều người dân qua đường có thể giám sát hành động và lời nói của người thẩm vấn. Tương tự, nếu lấy lời khai qua phần mềm gọi video, cảnh sát sẽ ít có lư do để không ghi h́nh buổi làm việc, qua đó cho phép thẩm phán và bồi thẩm đoàn thấy được cách lấy lời khai có công bằng hay không. Phương thức lấy lời khai từ xa c̣n cho phép người thẩm vấn giỏi nhất của pḥng cảnh sát có thể làm việc dù không thể xuất hiện ở cơ quan.
Khi không thể áp sát nghi phạm, người thẩm vấn có cơ hội được cải thiện kỹ năng v́ phải dựa nhiều hơn vào ngôn ngữ giao tiếp thay v́ tín hiệu cơ thể. Điều này được cho là có tác động tích cực v́ nhiều nghiên cứu đă chỉ ra cảnh sát không giỏi "đọc vị" người khác như họ vẫn tưởng, theo Marshall Project.
VietBF@ sưu tầm.