Những yêu sách của TQ ở Biển đông đă bị Australia bác bỏ toàn bộ. Động thái quyết liệt này cho thấy Australia đang quyết tâm không để TQ thao túng biển đông. Dưới đây là những thông tin cụ thể. Australia đệ công hàm lên LHQ, tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông "không có giá trị và không phù hợp Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển".Trong công hàm đệ tŕnh Liên Hợp Quốc ngày 23/7, Australia khẳng định "không có cơ sở pháp lư đối với các yêu sách của Trung Quốc về lănh thổ và hàng hải ở Biển Đông", đánh dấu leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và Canberra.
"Australia bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với 'quyền lịch sử', 'các quyền và lợi ích hàng hải' được thiết lập trong 'quá tŕnh thực hiện lịch sử lâu dài' ở Biển Đông", tuyên bố viết.
Công hàm nhấn mạnh Toà Trọng tài Thường trực năm 2016 đă ra phán quyết rằng các tuyên bố của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và v́ sự không nhất quán đó, nên không có giá trị.
"Không có cơ sở pháp lư nào để Trung Quốc vẽ các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các thực thể hàng hải hoặc 'nhóm đảo' trên Biển Đông, gồm cả 'Tứ Sa', 'lục địa' hay các quần đảo 'ngoại vi'", công hàm viết. "Australia bác bỏ mọi yêu sách đối với vùng biển nội địa, lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên những đường cơ sở thẳng như vậy".
"Australia cũng bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc với các khu vực hàng hải được tạo ra bởi các thực thể ngập nước hoặc nền đất cao lúc ch́m lúc nổi theo cách không phù hợp với UNCLOS. Các hoạt động xây dựng hoặc các h́nh thức chuyển đổi nhân tạo khác không thể thay đổi việc phân loại một thực thể theo UNCLOS ... Chính phủ Australia không chấp nhận rằng việc các thực thể được biến đổi nhân tạo có thể có được trạng thái của một ḥn đảo".
Tuyên bố được Australia đưa ra 10 ngày sau khi Mỹ ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các yêu sách Biển Đông của Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh dùng chính sách "bắt nạt", "phi pháp" để kiểm soát vùng biển. Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Bộ trưởng Quốc pḥng Linda Reynolds dự kiến tới Washington tuần tới để gặp người đồng cấp Mỹ Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quóc pḥng Mark Esper, dự Tham vấn Bộ trưởng Australia - Mỹ 2020 (Ausmin).
Sau khi hoàn thành bồi đắp, xây dựng một loạt đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông, Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hoạt động gây hấn khác trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám theo tàu khoan của Malaysia. Tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đâm ch́m tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh c̣n đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Trung Quốc hồi đầu tháng 7 tiến hành cuộc tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đă trao công hàm phản đối cuộc tập trận phi pháp của Trung Quốc, yêu cầu nước này không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai.
|