Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper bày tỏ ông muốn cải thiện các kênh liên lạc khủng hoảng giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục nóng. Liệu ông có hóa giải được không?
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper bày tỏ muốn đến Trung Quốc năm nay. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Bộ trưởng Esper ngày 22/7 cho biết ông muốn tới thăm Bắc Kinh trong năm nay để thúc đẩy các kênh liên lạc khủng hoảng.
Một số nhà phân tích nhận định đây là cơ hội để hai bên có thể đảo ngược chiều hướng quan hệ đang xuống dốc nhanh chóng.
Tuy nhiên, hy vọng đó giờ lại thêm mong manh khi cùng ngày, Washington ra lệnh đóng cửa Tổng Lănh sự quán Trung Quốc tại Houston, khiến Bắc Kinh trả đũa với lệnh đóng cửa lănh sự quán Mỹ tại Thành Đô.
Trong khi phần lớn các nhà quan sát dự đoán quan hệ Mỹ-Trung sẽ duy tŕ quỹ đạo đi xuống ít nhất cho tới khi kết thúc bầu cử Mỹ th́ số khác lại cho rằng sự không đồng nhất trong loạt động thái gần đây của Washington lóe lên một vài tín hiệu lạc quan.
“Quan hệ quân sự đối quân sự giữa hai quốc gia là một phần quan trọng trong ngoại giao Trung-Mỹ”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Các nhà phân tích quân sự cho rằng Bắc Kinh có thể hoan nghênh chuyến thăm của Bộ trưởng Esper do chuyến thăm này được đánh giá sẽ giúp căng thẳng cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai nước không leo thang thành cuộc xung đột quân sự.
Trái ngược với lời đề nghị của Bộ trưởng Esper, Ngoại trưởng Mike Pompeo tỏ thái độ cứng rắn.
Ngày 13/7, nhà chức trách khẳng định Mỹ hoàn toàn bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền Bắc Kinh ở Biển Đông và tăng cường các hoạt động quân sự tại khu vực.
Vài ngày sau đó, một vài quan chức Mỹ, trong đó có Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien và Ngoại trưởng Pompeo, đă tới châu Âu để gây sức ép lên các đồng minh nhằm ngăn chặn tập đoàn công nghệ Huawei tham gia phát triển mạng lưới 5G tại đây. Cùng lúc, Mỹ thông báo các lệnh trừng phạt lên quan chức Trung Quốc liên quan tới đạo luật an ninh quốc gia ở Hong Kong và vấn đề Tân Cương.
Sự không nhất quán trong quan điểm của các quan chức cấp cao trong chính quyền Donald Trump khiến nhiều nhà quan sát rối bời.
Chen Long – một nhà phân tích thuộc cơ quan nghiên cứu độc lập Plenum – cho hay trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ thể hiện thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách khác lại tương đối im lặng. Cụ thể, các quan chức thương mại Mỹ không tiếp cận Trung Quốc cứng rắn như Bộ Ngoại giao. Quan chức thương mại của cả hai bên vẫn dự định tổ chức các cuộc đối thoại để đánh giá thỏa thuận giai đoạn 1 – kư kết hồi tháng 1 – được thực hiện ra sao.
“Lợi ích không đồng nhất giữa các bộ ngành khác nhau. Chính quyền Tổng thống Trump chưa thể hiện rơ chính sách với Trung Quốc và mục tiêu cuối cùng của họ”, chuyên gia Chen cho hay.
Tuy nhiên, với Shi Yinhong – Giáo sư về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, chiến lược Trung Quốc của Tổng thống Trump rất rơ ràng và ngay cả khi Bộ trưởng Esper tới thăm Bắc Kinh, rất khó để có đạt được kết quả ǵ.
“Không thấy quan chức cấp cao hay bộ ngành nào của Mỹ tỏ ư ủng hộ kế hoạch của ông Esper, ngay cả ông ấy cũng không đưa rơ chi tiết kế hoạch đó”, Giáo sư Shi nói.
Đồng quan điểm với ông Shi, nhà nghiên cứu Lu Xiang thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xă hội Trung Quốc cho rằng chỉ c̣n vài tháng nữa là hết nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington sẽ không tiến triển nhiều. “Mọi thứ - bao gồm cả chỉ thị đóng cửa Tổng Lănh sự quán Trung Quốc ở Houston – đều liên quan tới chiến dịch để tái đắc cử của ông ấy”, ông Lu kết luận.
VietBF@ sưu tầm.