Trợ lư ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, ông David Stilwell, khẳng định lănh sự quán ở Houston là “trung tâm“ các hoạt động gián điệp kinh tế của Trung Quốc với các binh sĩ đội lốt sinh viên tới Mỹ học tập và đánh cắp các nghiên cứu về nước.
Nhiều người gốc Á đến Tổng lănh sự quán Trung Quốc ở Houston sau thông tin nơi này bị đóng cửa - Ảnh: AFP
Theo giới phân tích, việc đóng cửa lănh sự quán ở Houston, bang Texas chỉ là bước đầu mang tính cảnh cáo buộc Bắc Kinh suy nghĩ lại cách thức vận hành các cơ quan lănh sự và ngoại giao trên đất Mỹ.
Việc lựa chọn lănh sự quán Trung Quốc tại Houston c̣n mang ư nghĩa khác liên quan lịch sử. Chuyến thăm Houston năm 1979 của nhà lănh đạo Trung Quốc Đặng tiểu B́nh đă mở đường cho việc thiết lập cơ quan lănh sự đầu tiên của Bắc Kinh trên lănh thổ Mỹ.
Nhưng cần biết rằng ngày 23-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại tuyên bố không loại trừ khả năng đóng cửa tiếp các lănh sự quán khác của Trung Quốc tại nước này.
Mỹ có bằng chứng?
Các thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ trong ngày 22-7 nêu rơ lănh sự quán Trung Quốc ở Houston bị đóng cửa để "bảo vệ tài sản trí tuệ Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ". Trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cùng nhiều tờ báo khác của Bắc Kinh phủ nhận những cáo buộc này, giới quan sát nhận định khả năng cao Mỹ thực sự đă có bằng chứng trong tay.
Trợ lư ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, ông David Stilwell, khẳng định lănh sự quán ở Houston là "trung tâm" các hoạt động gián điệp kinh tế của Trung Quốc với các binh sĩ đội lốt sinh viên tới Mỹ học tập và đánh cắp các nghiên cứu về nước.
Tờ New York Times, không rơ bằng cách nào, đă thu thập được một tài liệu dài 7 trang liệt kê các cuộc điều tra của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) có liên quan đến lănh sự quán Trung Quốc ở Houston.
Giám đốc Fbi, ông Christopher Wray, hồi đầu tháng này cho biết cứ cách 10 tiếng cơ quan này lại mở một cuộc điều tra phản gián liên quan Trung Quốc và trong các ví dụ ông đưa ra, có bốn trường hợp nằm trong khu vực phụ trác*h của lănh sự quán Houston.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Tăng Nghị (khoa quan hệ quốc tế, ĐH KHXH&NV TP.HCM) nhậ*n định lư do khiến Mỹ "xuống tay" với Trung Quốc có thể xuất phát từ việc các nhà ngoại giao Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động thu thập tin tức t́nh báo, vốn không nằm trong những việc viên chức lănh sự có thể làm theo thỏa thuận song phương.
Theo ông Tăng Nghị, khả năng cao Mỹ sẽ không công bố cụ thể các hành vi của Trung Quốc v́ liên quan an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Washington có thể sẽ gửi một vài thông tin đến Bắc Kinh để thể hiện "chúng tôi biết rơ chuyện quư vị đang làm".
Nguồn: DUY LINH (theo Global Times) - Đồ họa: Tấn Đạt
Trung Quốc sẽ phải ngồi suy nghĩ lại cách tiếp cận cũng như cách vận hành các lănh sự quán và đại sứ quán của nước này sau động thái lần này của chính quyền Trump.
TS Nguyễn Tăng Nghị (khoa quan hệ quốc tế, ĐH KHXH&NV TP.HCM)
Phù hợp luật định
TS Tăng Nghị khẳng định việc Mỹ yêu cầu đóng cửa lănh sự quán Trung Quốc là không sai, chiếu theo Công ước Vienna năm 1963 về quan hệ lănh sự và thỏa thuận lănh sự song phương giữa hai nước năm 1981.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc đă không đề cập những điều này và cho rằng chính quyền Trump đang tập trung "xử" Bắc Kinh v́ muốn kiếm phiếu trong bầu cử.
Theo Công ước Vienna 1963, việc thực hiện chức năng lănh sự sẽ do hai nước tự thỏa thuận, miễn là không trái công ước quốc tế.
Trong thỏa thuận lănh sự song phương được kư năm 1980 ở Washington, Trung Quốc và Mỹ đều đồng ư rằng việc thực hiện các chức năng lănh sự và dịch vụ lănh sự "dựa trên nguyên tắc có đi có lại". Việc mở thêm hay điều chỉnh số lượng nhân viên ngoại giao phải nhận được sự đồng ư của nước tiếp nhận.
Ngoài thúc đẩy giao lưu văn hóa, thương mại và tăng cường hữu nghị song phương, Mỹ và Trung Quốc cũng đồng ư lănh sự quán có thể "bằng các biện pháp hợp pháp, t́m hiểu t́nh h́nh và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hóa và khoa học nước sở tại" và báo cáo về nước.
Từ khóa cần nhấn mạnh ở đây là "hợp pháp". Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, các nhà ngoại giao Trung Quốc không chỉ vi phạm luật sở tại mà c̣n can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Trung Quốc đáp trả bằng cách nào?
Theo TS Nguyễn Tăng Nghị, Trung Quốc sẽ "ăn miếng trả miếng" - tức đóng cửa một lănh sự quán Mỹ ở nước này. Các lănh sự quán Mỹ ở Thành Đô và Vũ Hán nằm trong diện suy đoán nhưng theo Hồ Tích Tiến - tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo của chính quyền Bắc Kinh, mục tiêu sẽ là lănh sự quán Mỹ ở Hong Kong.
Trong khi cáo buộc lănh sự quán Mỹ ở Hong Kong là "trung tâm t́nh báo", ông này cho rằng Trung Quốc sẽ không đóng cửa cơ quan lănh sự này mà chỉ yêu cầu Mỹ cắt số nhân viên ngoại giao xuống c̣n "100 hoặc 200" người.