Chính quyền Trump công bố vào ngày 22/7 về khoản đầu tư lớn nhất cho Pfizer và công ty công nghệ sinh học của Đức nhằm sản xuất vaccine nCoV khi hoàn thiện với cam kết sản xuất 100 triệu liều đầu tiên vào tháng 12/2020.
Theo thỏa thuận, chính phủ liên bang sẽ sở hữu lô vaccine nCoV đầu tiên với số lượng 500-600 triệu liều dựa trên gói đầu tư 1,95 tỷ USD, tương đương khoảng 20 USD một liều. Người dân Mỹ sẽ được tiếp nhận mũi tiêm miễn phí.
Tất cả thỏa thuận nói trên đến nay vẫn chưa được thực thi. Chính phủ Mỹ cho biết chỉ chi tiền một khi vaccine chính thức được phê duyệt và 100 liều đầu tiên được phân phối vào tháng 12.
Trước khi được phân phối rộng răi trên thị trường, "ứng viên" vaccine vẫn cần có sự chấp thuận khẩn cấp của Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Ảnh: Reuters.
Hợp đồng này cũng là một phần trong dự án "Operation Warp Speed" mà Tổng thống Mỹ khởi động cách đây không lâu, nhằm nỗ lực rút ngắn thời gian nghiên cứu, thúc đẩy các đơn vị phát triển vaccine ngừa Covid-19. Đến nay, Mỹ đă đầu tư vào một số đơn vị sản xuất, hy vọng rằng sẽ cho kết quả đột phá vào cuối năm.
Pfizer cho biết các thử nghiệm lâm sàng để xác minh tính hiệu quả và an toàn quy mô lớn sẽ bắt đầu trong tháng này. Dù chưa có điều ǵ chắc chắn, các chuyên gia của hăng dược vẫn dự đoán số liệu quy định thu thập từ cuộc thử nghiệm sẽ có vào khoảng đầu tháng 10.
"Dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng sắp tới, nếu thành công, thỏa thuận này sẽ được thực thi. Đồng nghĩa với việc 100 liều vaccine nCoV do Pfizer và BioNTech phát triển sẽ được sản xuất", thư kư Alex M. Azar II cho biết trong biên bản công bố thỏa thuận.
Ngày 20/7, Pfizer và AstraZeneca đă công bố dữ liệu cho thấy vaccine của họ có thể kích thích phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chỉ với tác dụng phụ nhỏ.
Châu Âu hiện cũng nỗ lực để có những bước tiến trong phát triển vaccine song song với Mỹ. Gần đây, Đức đă mua 23% cổ phần của công ty CureVac. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cố gắng "lôi kéo" hăng dược này về phía Mỹ với hy vọng "ứng viên" do CureVac phát triển sẽ được phân phối tại Mỹ trước tiên, nếu như nó thành công.
Cuộc kêu gọi đầu tư cho quỹ thúc đẩy, tài trợ nghiên cứu vaccine Covid-19 do châu Âu khởi phát hồi tháng 5 đă mang về 8 tỷ USD từ chính phủ các nước, các nhà từ thiện và lănh đạo. Mỹ đă không tham gia hội nghị kêu gọi này.
Trong khi đó các nhà nghiên cứu Trung Quốc đă liên kết với Viện Hàn lâm Khoa học Quân y để phát triển một trong những "ứng viên" vaccine hàng đầu của Trung Quốc. Trong khi một công ty Trung Quốc khác, Sinopharm Group, đă tuyên bố vào tháng 6 rằng họ đang bắt đầu thử nghiệm giai đoạn III "ứng viên" của ḿnh tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
VietBF@sưu tập