Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đưa ra hàng loạt động thái cứng rắn với Trung Quốc. Động thái này được cho là để giành lợi thế trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp tới gần.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Theo nhà cựu ngoại giao Mỹ Brian P. Klein, người sáng lập và giám đốc điều hành công ty tư vấn Decision Analytics (Mỹ), chính quyền Trump cuối cùng cũng đă xác nhận điều mà cả thế giới đă biết:Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không có căn cứ pháp lư.
Câu hỏi đặt ra là v́ sao Washington lại có động thái như vậy trong bối cảnh c̣n vài tháng trước khi nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump kết thúc.
Theo ông Klein, có 2 lư do lư giải cho động thái này. Thứ nhất, ông Trump dường như muốn sử dụng vấn đề Trung Quốc để tạo nên lợi thế trước ông Biden. Thứ 2, Mỹ được cho muốn tái khẳng định tầm ảnh hưởng và vị trí của Washington ở khu vực.
Ngoài vấn đề Biển Đông, chính quyền ông Trump trước đó đă có hàng loạt động thái đối đầu Trung Quốc như áp thuế lên hàng hóa Bắc Kinh, ban hành lệnh trừng phạt với quan chức Trung Quốc liên quan tới vấn đề Tân Cương, Hong Kong, ban hành quy định mới với doanh nghiệp Trung Quốc…
Theo ông Klein, ông Trump dường như cáo buộc ông Biden có quan điểm mềm mỏng với Bắc Kinh và truyền đi thông điệp rằng nếu ông Biden đắc cử, Mỹ có thể sẽ gặp rủi ro liên quan tới vấn đề Trung Quốc. Ông Klein cho rằng thông điệp này vẫn chưa đạt được tính thuyết phục cao.
Cựu Phó tổng thống Biden trước đó đă tuyên bố đă có những kế hoạch thể hiện sự cứng rắn với Trung Quốc. Hồi đầu tháng, ông Biden đă chỉ trích Trung Quốc khi thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong.
Ông Biden cũng cảnh báo có thể sẽ áp các lệnh trừng phạt kinh tế lên Trung Quốc nếu ông trở thành “ông chủ” Nhà Trắng sau cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Ngoài ra, động thái của chính quyền Trump cũng nằm trong khuôn một phong trào đang gia tăng tại khu vực châu Á nhằm đối phó các động thái gây căng thẳng của Trung Quốc, theo ông Klein. Ấn Độ tính mời Australia tham gia tập trận hải quân trong thời gian tới cùng với Mỹ, Nhật Bản - các thành viên c̣n lại của “Bộ tứ Kim cương”.
Mỹ và Australia đă điều tàu chiến tới Biển Đông khi tàu khảo sát cùng tàu tuần duyên Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Một số quốc gia tại Đông Nam Á cũng thể hiện tiếng nói lo ngại mạnh mẽ với những hành vi phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.
VietBF@sưu tập