Số ca nhiễm virus corona mới tăng gần 260.000 trong 24 giờ - mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Bảy.
Ấn Độ hiện có số ca nhiễm virus corona cao thứ ba trên thế giới
Theo WHO, đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới hàng ngày vượt qua một phần tư triệu.
Gia tăng lớn nhất đến từ Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi.
Số người chết toàn cầu v́ virus corona cũng tăng 7.360 - mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 10/5.
Tổng số trường hợp được xác nhận bị nhiễm virus corona vượt qua ngưỡng 14 triệu vào thứ Bảy, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Chuyện ǵ đang xảy ra ở Mỹ?
Số người bị nhiễm virus corona mới đang gia tăng ở một số tiểu bang Hoa Kỳ, đặc biệt là các tiểu bang miền Nam, ban đầu miễn cưỡng áp dụng biện pháp phong tỏa, hoặc buộc người dân phải đeo khẩu trang. Florida, Texas và Arizona có số ca nhiễm mới gia tăng đặc biệt cao.
Florida hiện là tâm chấn của đại dịch tại Hoa Kỳ. Tiểu bang này đă ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm mới và 90 tử vong hôm thứ Bảy, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 337.000 và số người chết lên hơn 5.000.
Trong những tuần gần đây, bệnh viện trên toàn tiểu bang Florida cũng cảnh báo rằng pḥng cấp cứu của họ đang quá tải và không thể nhận thêm bất kỳ bệnh nhân mới nào.
Các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus, bao gồm đeo khẩu trang, đă bị chính trị hóa rất cao ở Mỹ.
Biểu đồ số ca nhiễm cho mỗi triệu người ở các tiểu bang
Hôm thứ Sáu, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci, kêu gọi các nhà lănh đạo tiểu bang và địa phương phải "mạnh mẽ" trong việc đảm bảo mọi người đeo khẩu trang, mặc dù Tổng thống Donald Trump sau đó nói rằng ông sẽ không bắt buộc đeo mặt nạ ở cấp quốc gia.
Quốc gia nào khác có số ca nhiễm gia tăng?
Ở Brazil, nơi virus corona và các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch đă bị chính trị hóa cao, các ca nhiễm mới vẫn tiếp tục gia tăng - mặc dù WHO tuyên bố vào đầu tuần này rằng số người bị nhiễm không c̣n tăng theo cấp số nhân.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng Ấn Độ có thể c̣n vài tháng nữa mới đến đỉnh điểm bùng phát của đại dịch - mặc dù nước này có số ca nhiễm mới được xác nhận cao thứ ba. Bệnh viện ở các thành phố bị ảnh hưởng nặng nhất, gồm Mumbai và Bangalore, đă tràn ngập bệnh nhân.
Ấn Độ ghi nhận 34.884 ca nhiễm mới trong khoảng thời gian 24 giờ hôm thứ Bảy và 671 tử vong khác liên quan đến virus corona.
Và Nam Phi, nơi có ca nhiễm tăng cao nhất trong một ngày, hiện có số người nhiễm bệnh cao nhất trên lục địa châu Phi.
Chuyện ǵ đang xảy ra ở Châu Âu?
Các quốc gia Tây Âu, nơi đă ngăn chặn được phần lớn sự lây lan của virus, hiện đang bắt đầu mở lại biên giới và các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có những đợt tăng cục bộ trên khắp Tây Ban Nha - tệ nhất là ở khu vực phía đông bắc của vùng Catalonia.
Khu vực này một lần nữa ghi nhận sự gia tăng ca nhiễm mới trong một ngày hơn 1.000, và khoảng bốn triệu người ở Barcelona, La Noguera và El Segrià đă được lệnh ở nhà trong 15 ngày.
Các biện pháp ngăn chặn hiện đang được áp dụng gồm cấm các cuộc họp công cộng hơn 10 người, cấm đi thăm viện dưỡng lăo, và đóng cửa các pḥng tập thể dục và câu lạc bộ ban đêm.
Tây Ban Nha chỉ mới chấm dứt phong tỏa toàn quốc khoảng bốn tuần trước và hy vọng sẽ khởi động lại nền kinh tế, đặc biệt là với số lượng du khách.
Đường phố của Barcelona rất thưa vắng hôm thứ Bảy, mặc dù một số cư dân dường như đă bất chấp lệnh giăn cách xă hội và lái xe đi đến nhà nghỉ của họ.
Các ca nhiễm đang gia tăng ở khu vực phía đông bắc của Catalonia
Nước láng giềng Pháp hiện đang xem việc đóng cửa biên giới với Tây Ban Nha để đối phó với sự gia tăng.
Khi được hỏi liệu có đóng cửa biên giới hay không, Thủ tướng Jean Castex nói: "Chúng tôi đang theo dơi điều này rất chặt chẽ, đặc biệt, bởi v́ đây là vấn đề chúng tôi cũng cần thảo luận với chính quyền Tây Ban Nha."
Biên giới Pháp chỉ được mở lại cho công dân nói chung vào ngày 21/6.
Các kế hoạch cứu trợ virus corona của EU diễn tiến ra sao?
Hôm thứ Bảy, các cuộc thảo luận tại Brussels về một kế hoạch phục hồi kinh tế lớn sau virus corona đă được tiến hành.
Ngày thứ hai của cuộc nói chuyện nhận được nhiều ư kiến trái chiều. Thủ tướng Ư Giuseppe Conte nói rằng các cuộc đàm phán đă bế tắc nhưng Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nói rằng ông nghĩ rằng họ đang đi đúng hướng.
Một số quốc gia ''cần kiệm'' phía bắc như Hà Lan và Thụy Điển đă chùn bước với gói trị giá 857 tỷ đôla, cho rằng đây nên là khoản vay chứ không phải là khoản tài trợ.
Một kế hoạch sửa đổi sẽ giảm bớt mức tài trợ nhưng dường như c̣n một chặng đường dài mới đến được đó.
Các cuộc đàm phán đang kéo dài qua ngày thứ ba hôm Chủ Nhật.