07/18/20
Trong các lớp Sinh vật học từ bé đến khi vào đại học, tôi đă được dạy rất chi tiết về HIV/AIDS, từ nguồn gốc, cơ chế lây nhiễm, cơ chế nhân bản, các phương pháp điều trị... nhưng cho đến ngày hôm qua th́ tôi ko hề biết người đứng đằng sau những nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của virus này và căn bệnh này là ai. Các sách giáo khoa cả Mỹ lẫn VN mà tôi được học đều không đề cập đến người này.
Chừng đó tôi nghĩ là đủ để cho thấy đây là một con người không ham hố danh vọng tiếng tăm, mà chỉ cố gắng làm tốt phận sự của ông. Đó là truyền bá sự thật dựa trên khoa học thực nghiệm thay v́ định kiến vô căn cứ, và cứu sống càng nhiều người càng tốt.
Bài diễn thuyết của ông về HIV/AIDS năm 1984 xứng đáng trở thành một bài giảng kinh điển mà bất kỳ sinh viên nào theo học ngành miễn dịch học và virus học cũng đều phải xem.
Hôm nay, nước Mỹ lại đứng trước một virus và dịch bệnh nguy hiểm khác, và người đàn ông này một lần nữa lại đứng mũi chịu sào.
Với một người kín tiếng và trầm lặng như ông, việc trở thành tâm điểm của truyền thông và đối tượng ái mộ của công chúng có lẽ là điều ông ko hề mong đợi. Nhưng ông không có lựa chọn nào khác là phải lên tiếng để bảo vệ khoa học thực nghiệm, bảo vệ sự thật trước những chính trị gia sẵn sàng gạt bỏ khoa học, gạt bỏ sự thật để mưu cầu lợi ích chính trị cho riêng ḿnh và đảng phái.
Ông chỉ là một con người chứ khôngphải thánh nhân. Ông hoàn toàn có thể, và đă từng, mắc sai lầm trong nhận định. Nhưng sai lầm là một phần của cuộc sống, đặc biệt trong khoa học thực nghiệm. Điều quan trọng hơn là cách hành xử khi đối mặt với sai lầm của bản thân.
Cố chấp không nhận sai và đổ thừa cho người khác, hay dũng cảm thừa nhận trách nhiệm về ḿnh và sửa chữa sai lầm cho dù có thể lỗi không hoàn toàn thuộc về bản thân? Sự lựa chọn của mỗi người có thể cho thấy sức mạnh nội tại của họ.
Trong dịch bệnh Covid-19, rất dễ để đổ lỗi mọi thứ cho TQ, cho châu Âu, cho người Mỹ gốc Á, cho đảng đối lập - như không ít chính trị gia cao cấp nhất của nước Mỹ đang làm. Nhưng ông th́ ko làm vậy. Ông thừa nhận sai lầm của chính ḿnh dựa trên dữ liệu tại thời điểm đó, và thay đổi quan điểm dựa trên dữ liệu mới đc thu thập.
Đó là bản lĩnh của một nhà khoa học chân chính và một con người can đảm.
Có kẻ nói người đàn ông này là một kẻ tham quyền cố vị, không chịu nhường lại cho lớp trẻ. Tôi nghĩ khác. Ông đă ngồi ở vị trí lănh đạo suốt 36 năm, qua 6 đời tổng thống, và đă được tưởng thưởng gần như mọi sự vinh danh cao quư nhất mà một nhà khoa học có thể có được.
Ông không có động lực ǵ để tham quyền cố vị. Mà nếu ông tham quyền cố vị th́ ông cũng đă như bao kẻ nịnh thần khác chứ không việc ǵ phải nói lên sự thật về dịch bệnh, để bị thù ghét bởi những chính trị gia và người dân ko muốn đối diện sự thật.
Nếu ông tự nguyện ra đi, sẽ không ai có một lời oán trách ông, v́ ông đă cống hiến quá nhiều cho nước Mỹ và người Mỹ.
Ông ở lại v́ nước Mỹ vần cần ông, v́ nếu ông ra đi th́ tiếng nói cuối cùng bảo vệ khoa học và sự thật trong chính quyền Mỹ hiện tại cũng sẽ ra đi. Đứng trước một dịch bệnh nguy hiểm, sự ra đi của ông sẽ là một tai hoạ cho nước Mỹ.
Ông ở lại và chấp nhận đối mặt với mọi sự phỉ báng, mọi chiêu tṛ chính trị bẩn thỉu, để dẫn dắt nước Mỹ vượt qua đại nạn này.
Anthony Fauci, ông là người anh hùng và tấm gương sáng trong ḷng tôi, với tư cách một khoa học gia và một con người.
KHOA LÊ
STLD