Ngày 15/7, Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump kư ban hành Đạo luật tự trị Hong Kong (Hong Kong Autonomy Act), theo đó trừng phạt các ngân hàng làm ăn với các quan chức Trung Quốc dính líu đến luật an ninh quốc gia.
Hong Kong đóng vai tṛ trung tâm khu vực của truyền thông quốc tế trong nhiều thập kỷ qua - Ảnh: AFP
Đạo luật tự trị Hong Kong trước đó đă được Quốc hội Mỹ thông qua hôm 25-6, bắt buộc Chính phủ Mỹ trừng phạt các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc Trung Quốc ḱm hăm quyền tự trị của Hong Kong.
Ngày 14-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Đạo luật tự trị Hong Kong vừa mới được tổng thống Mỹ kư thông qua là "lời vu khống độc ác" đối với luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh ở Hong Kong.
"Trung Quốc sẽ thực hiện những đáp trả cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của ḿnh, cũng như áp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức Mỹ liên quan", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Trong một diễn biến liên quan, báo New York Times của Mỹ thông báo sẽ chuyển đội ngũ phóng viên kỹ thuật số từ Hong Kong sang thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong năm sau v́ lo ngại luật an ninh Hong Kong. Đội ngũ này tương đương khoảng 1/3 số nhân viên của New York Times tại Hong Kong.
"Luật an ninh quốc gia Hong Kong chóng vánh của Trung Quốc đă tạo ra tâm lư bất an xoay quanh việc những quy định mới này sẽ ảnh hưởng thế nào tới hoạt động báo chí. Chúng tôi cảm thấy cần thiết phải lên kế hoạch dự pḥng và bắt đầu đa dạng hóa đội ngũ biên tập trên khắp khu vực", trích thư gửi nhân viên của ban giám đốc New York Times.
Tờ báo của Mỹ đă đặt trụ sở vùng tại Hong Kong trong nhiều thập kỷ qua. Đây là nơi quản lư tất cả các tin tức và tuyến bài liên quan đến châu Á, đồng thời đảm nhiệm thêm việc quản lư hoạt động tin tức kỹ thuật số 24h của New York Times.
Đây cũng là lần di dời lớn đầu tiên của một cơ quan báo chí quốc tế khỏi Hong Kong, kể từ khi Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia Hong Kong cuối tháng trước.
New York Times cho biết gần đây "đă đối mặt với thách thức trong việc bảo vệ giấy phép làm việc" cho các nhân viên của báo tại Hong Kong. Tờ báo trên cho rằng đó là điều "b́nh thường tại Trung Quốc nhưng hiếm khi trở thành vấn đề" tại Hong Kong.
Đặc khu Hong Kong đóng vai tṛ trung tâm khu vực của truyền thông quốc tế trong nhiều thập kỷ qua nhờ môi trường kinh doanh thân thiện và sự độc lập nhất định với Bắc Kinh.
Ngoài New York Times, các tập đoàn, công ty truyền thông khác có trụ sở lớn tại Hong Kong c̣n bao gồm Hăng tin AFP (Pháp), Đài CNN, báo Wall Street Journal, Hăng tin Bloomberg (Mỹ), và Financial Times (Anh).
VietBF@sưu tập