Đó là Nigeria. Đất nước này gồng ḿnh trước ‘đại dịch’ hiếp dâm. Liên Hợp Quốc ước tính rằng cứ trung b́nh 4 cô gái Nigeria th́ có 1 người bị tấn công t́nh dục.
Tiến sĩ Anita DaSilva-Ibru bắt đầu một ngày mới bằng việc thăm khám bệnh nhân tại Woman at Risk International Foundation (WARIF), tổ chức chuyên trách các vấn đề về nạn bạo hành phụ nữ tại thành phố Lagos, Nigeria.
Tiến sĩ DaSilva-Ibru dành cả sự nghiệp để điều trị cho hàng trăm phụ nữ bị bạo hành. Năm 2016, nạn tấn công t́nh dục nhắm vào phụ nữ trở thành một cuộc khủng hoảng tại Nigeria, thúc đẩy sự thành lập của tổ chức WARIF.
Nằm ở ngoại ô thành phố Lagos, tổ chức WARIF cung cấp nhiều loại h́nh dịch vụ, bao gồm điều trị y tế và hỗ trợ pháp lư cho các nạn nhân.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, cứ trung b́nh 4 cô gái Nigeria th́ có 1 người bị tấn công t́nh dục. Song DaSilva-Ibru cho rằng số liệu thực tế c̣n cao hơn v́ nhiều người không dám nói lên sự thật.
Lạm dụng giữa thời dịch
Covid-19 khiến các trường đại học tại Nigeria phải đóng cửa. Nhiều sinh viên giống như Uwaila Omozuwa, 22 tuổi, phải đến địa điểm khác để học tập. Trong một lần tới nhà thờ học bài, cô sinh viên này đă ra đi măi măi.
Năm 2016, nạn tấn công t́nh dục nhắm vào phụ nữ trở thành một cuộc khủng hoảng tại Nigeria. Ảnh: Reuters.
Tại đây, các điều tra viên t́m thấy thi thể bán khỏa thân của Omozuwa ngập trong máu. Cô gái bị nhiều người hăm hiếp và tử vong khi được điều trị tại một bệnh viện địa phương. Vài ngày sau, một nữ sinh khác, Barakat Bello, cũng chịu số phận tương tự.
“Hiếp dâm là một đại dịch tại đất nước này”, tiến sĩ DaSilva-Ibru cảnh báo t́nh trạng bạo hành t́nh dục đang trở nên nghiêm trọng hơn.
Dịch Covid-19 khiến Nigeria phải áp đặt lệnh phong toả và hạn chế di chuyển. Đây cũng là thời điểm các tổ chức nhân quyền ghi nhận thêm nhiều vụ bạo hành nhắm vào phụ nữ. Giới chức nước này đang khá chật vật khi phải ứng phó với hai “đại dịch” cùng một lúc.
Hồi tháng 3, tiến sĩ DaSilva-Ibru từng đóng cửa WARIF để chống dịch. Song tổ chức liên tục nhận được tin nhắn cầu cứu nên phải mở cửa trở lại. Nhân viên trực tổng đài cho biết số cuộc gọi WARIF nhận được tăng 64% trong thời gian này.
“Nhiều phụ nữ tuyệt vọng và chỉ biết trông chờ vào chúng tôi. Họ bị cô lập với những kẻ đang lạm dụng họ”, nữ tiến sĩ chia sẻ.
Để được phép hoạt động, WARIF cần chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, vốn là “hàng hiếm” trong thời dịch. Tổ chức này đă kêu gọi tài trợ trên các kênh trực tuyến để có tiền mua vật tư y tế.
Song khó khăn mà tổ chức WARIF phải đối mặt không thể sánh bằng nỗi đau của những người phụ nữ bị bạo hành. DaSilva-Ibru hồi tưởng: “Một người phụ nữ đă đi bộ rất xa để đến chỗ chúng tôi trong ngày đầu mở cửa trở lại”.
Lạm dụng t́nh dục vẫn là một vấn nạn chưa được giải quyết triệt để ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Voice of America.
“Cô ấy liên tục gọi điện để hỏi về phương án giúp đỡ. Cô ấy bị hăm hiếp tại nhà riêng trong thời gian phong toả. Lo sợ nhiễm HIV, nạn nhân muốn được xét nghiệm”, bà DaSilva-Ibru cho biết.
Nạn nhân được nhắc đến đă chia sẻ câu chuyện với CNN. Cụ thể, một nam đồng nghiệp làm cùng ngành ngân hàng đă đến nhà riêng của cô và hăm hiếp cô.
“Anh ta đ̣i đến nhà tôi song tôi không đồng ư. Một buổi chiều chủ nhật, anh ta bỗng dưng xuất hiện trước cửa nhà nên tôi phải mở cửa. Vài phút sau, anh ta cố t́nh lại gần c̣n tôi yêu cầu anh ta dừng lại. Anh ta bịt miệng, đè tôi xuống sàn và bắt đầu hăm hiếp. Sau đó, anh ta xin lỗi rồi ra về”, nạn nhân kể lại.
Người phụ nữ này không báo cảnh sát v́ sợ bị kỳ thị. Một người bạn thân khuyên cô liên lạc với các tổ chức như WARIF để được tư vấn và giúp đỡ. Tại WARIF, nạn nhân được điều trị để đề pḥng nhiễm HIV.
“Tôi cảm thấy tức giận. Việc điều trị không hề dễ dàng”, nạn nhân bị ốm suốt 28 ngày v́ tác dụng phụ của thuốc.
Lịch sử liệu có lặp lại?
Lạm dụng t́nh dục vẫn là một vấn nạn chưa được giải quyết triệt để ở nhiều quốc gia trên thế giới trong khi dịch Covid-19 tiếp tục làm t́nh trạng này thêm nghiêm trọng.
Liên Hợp Quốc cho rằng các biện pháp hạn chế, phong toả thời dịch dẫn đến khó khăn về mặt kinh tế, tâm lư căng thẳng và sợ hăi - vốn là những yếu tố tạo nên môi trường bạo lực cho phụ nữ và trẻ em gái.
T́nh trạng này từng xảy ra vào năm 2014 khi dịch Ebola bùng phát trên toàn cầu. Ở thời điểm ấy, Nigeria cũng yêu cầu người dân ở nhà, đóng cửa trường học và các hộ kinh doanh để ngăn virus lây lan.
Vào tháng 5, giới chức Nigeria đă thiết lập các cơ quan chuyên trách vấn đề bạo lực t́nh dục. Ảnh: Getty Images.
Những biện pháp này vô t́nh đẩy nhiều trẻ em gái vào thế yếu, khiến các em bị chính người thân trong gia đ́nh lạm dụng. Nhiều bé gái đến từ các hộ gia đ́nh có thu nhập thấp thậm chí c̣n bán dâm để trang trải cuộc sống.
Judy Gitau, điều phối viên khu vực của tổ chức Equality Now, cho biết: “Nhiều kẻ xấu đang lợi dụng việc giăn cách xă hội để tấn công t́nh dục. Ngoài nhiệm vụ chống dịch, các cơ quan hành pháp cần phản ứng kịp thời để giải cứu nạn nhân bị bạo hành”.
Vào tháng 5, giới chức Nigeria đă thiết lập các cơ quan chuyên trách vấn đề bạo lực t́nh dục. Nhiều sĩ quan cảnh sát được điều động để làm nhiệm vụ liên quan đến “nạn tấn công t́nh dục thời dịch”.
“Trong tuần trước, các thống đốc của Nigeria cùng tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp đối với nạn hăm hiếp”, theo Diễn đàn Thống đốc Nigeria (NGF). Đây là lần đầu tiên chính quyền liên bang và địa phương cùng lên tiếng để phản đối t́nh trạng bạo hành t́nh dục.
“Bạo hành phụ nữ và trẻ em gái là sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng cần được các quốc gia chú ư. T́nh trạng tại Nigeria đă trở thành một cuộc khủng hoảng cấp quốc gia. Tôi hài ḷng v́ Nigeria đă quan tâm đến vấn đề này”, tiến sĩ DaSilva-Ibru cho biết.
VietBF@ sưu tầm.