Trung Quốc cảnh báo phe đối lập Hong Kong vi phạm luật an ninh khi tổ chức bầu chọn ứng viên tranh cử vào cơ quan lập pháp đặc khu.
Hơn 600.000 người Hong Kong cuối tuần qua tham gia cuộc bỏ phiếu sơ bộ của phe đối lập ủng hộ dân chủ ở đặc khu, nhằm chọn ứng viên tham gia cuộc bầu cử cơ quan lập pháp thành phố vào tháng 9. Cuộc bầu cử do nhà hoạt động dân chủ Benny Tai tổ chức, kết quả bỏ phiếu sẽ được công bố hôm nay.
"Mục tiêu của nhà tổ chức Benny Tai và phe đối lập là giành lấy quyền cai trị Hong Kong và tiến hành 'cách mạng màu' phiên bản Hong Kong", phát ngôn viên Văn pḥng Liên lạc Trung Quốc tại Hong Kong nói hôm 13/7, đồng thời cảnh báo cuộc bỏ phiếu sơ bộ trên có thể vi phạm luật an ninh có hiệu lực ở Hong Kong từ 1/7.
Người Hong Kong xếp hàng chờ bỏ phiếu sơ bộ hôm 12/7. Ảnh: AP.
"Cách mạng màu" là thuật ngữ được dùng để chỉ phong trào nổi dậy ở nhiều nước Đông Âu vào những năm 2000. Lạc Huệ Ninh, người đứng đầu Văn pḥng Liên lạc Trung Quốc tại Hong Kong, là cố vấn trong Ủy ban Bảo vệ An ninh Quốc gia Hong Kong, có trách nhiệm giám sát việc thực thi luật an ninh tại đặc khu.
Cảnh sát Hong Kong cuối tuần trước đă lục soát văn pḥng Robert Chung, người đứng đầu Viện Khảo sát Dân ư Hong Kong (HKPORI), 10 ngày sau khi Bắc Kinh áp luật an ninh. HKPORI là một trong những đơn vị tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ của phe dân chủ nhằm chọn các ứng viên sáng giá cho cuộc bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hong Kong vào tháng 9.
Phe đối lập Hong Kong hy vọng sẽ giành được hơn 35 ghế trong 70 ghế Hội đồng Lập pháp của đặc khu, qua đó được quyền phủ quyết các đề xuất từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, các nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh nói rằng phe dân chủ có thể dẫn đến một cuộc "khủng hoảng hiến pháp" ở đặc khu.
Luật an ninh Hong Kong được ban hành ngày 30/6, h́nh sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".