Tháng trước, Lực lượng Cảnh sát ở Dubai đă bắt giữ 12 kẻ lừa đảo có quốc tịch Nigeria và sống tại UAE trong một chiến dịch đặc biệt gọi là
"Fox Hunt 2".
Sáu cuộc càn quét đă được thực hiện đồng thời trong lúc các nghi phạm c̣n đang say ngủ; trong số nhiều món đồ tịch thu tại hiện trường, cảnh sát Dubai được cho là đă thu giữ hơn 40 triệu USD tiền mặt và những ổ cứng chứa địa chỉ của gần 2 triệu nạn nhân trên toàn cầu.
Một trong những kẻ lừa đảo bị bắt là Ramon Olorunwa Abbas, biệt danh
"Hushpuppi", một nhân vật nổi tiếng trên mạng xă hội v́ luôn khoe khoang lối sống xa hoa trước hơn 2 triệu người theo dơi; với nhiều bức ảnh chụp cùng với siêu xe, máy bay riêng, và quần áo thiết kế trong các chuyến du hí đến các show thời trang toàn cầu, những bữa ăn với người nổi tiếng, ngôi sao bóng đá, và cả giới chính trị gia ở Nigeria nữa.
Vụ bắt giữ là một phần trong chiến dịch điều tra của FBI, và Abbas được phát hiện là một trong những ông trùm của một mạng lưới tội phạm mạng xuyên quốc gia chuyên về các vụ lừa đảo
"Business Email Compromise" (BEC, can thiệp email doanh nghiệp), một loại h́nh thức lừa đảo trực tuyến đang ngày một phổ biến trong đó những kẻ lừa đảo sẽ hack email các tập đoàn và gửi các tin nhắn giả mạo đến khách hàng của họ để chuyển hướng các giao dịch tài chính và đánh cắp các thông tin ngân hàng.
Abbas, 37 tuổi, đă bị dẫn độ từ UAE về Mỹ để đối diện với tội âm mưu rửa hàng trăm triệu đô-la thông qua những vụ hack trực tuyến nhằm vào các đối tượng là một công ty luật ở Mỹ, một ngân hàng nước ngoài, và một câu lạc bộ bóng đá trong Premier League của Anh quốc.
Các điều tra viên đă sử dụng tài khoản mạng xă hội trên Instagram và Snapchat của Abbas để theo dơi và xác nhận nơi chốn của hắn, đồng thời thu thập các chứng cứ để kết tội hắn.
Một bản khai của FBI đă nêu ra các chi tiết cách mà Cục này phát hiện ra tên Abbas và danh tính mạng xă hội của hắn thông qua hai kẻ chủ mưu. Một trong số những đồng loă điều hành đường dây rửa tiền của tổ chức tội phạm này đả lưu lại trên điện thoại một số thông tin từ UAE dưới tên gọi
"Hush", và số này liên kết đến
username "hushpuppi5" trên Snapchat.
Tương tự, FBI t́m ra và xem xét tài khoản Instagram của
Hushpuppi, nơi hắn có nhắc đến
username trên Snapchat nói trên và tự nhận ḿnh là một nhà phát triển bất động sản và đối chiếu những bài đăng của hắn với những bức ảnh từ hộ chiếu của Abbas và các tài liệu định danh khác. Tài khoản Instagram này cho các thám tử một cái nh́n về lối sống
"giàu bền vững" của đối tượng này.
Ảnh trên Instagram của tên lừa đăo Abbas
Snap, Instagram, và Apple đă cung cấp các bản ghi chép để phục vụ quá tŕnh điều tra, giúp FBI đưa ra được mối liên hệ giữa lịch sử chat, danh bạ điện thoại, và các địa chỉ email, từ đó cho phép các điều tra viên xác nhận địa chỉ thư tín của Abbas và căn hộ của hắn ở Palazzo Versace, Dubai.
Theo FBI, Abbas là
"đầu mối quan trọng" trong một âm mưu lớn với mục đích tạo ra
"thiên đường an toàn cho tiền bị đánh cắp trên toàn thế giới".
Sinh ra ở Lagos, Abbas từng là một thương nhân bán quần áo củ (
secondhand) ở lề đường trước khi thể hiện lối sống khoa trương mà có nhiều khả năng xuất phát từ hoạt động lừa đảo của hắn.
Vụ án
Hushpuppi gợi nhắc lại vụ bắt giữ tên Obinwanne Okeke của FBI vào năm ngoái. Okeke là một tên lừa đảo nhiều kinh nghiệm hơn, đội lốt một doanh nhân thành đạt, từng xuất hiện trên b́a tạp chỉ Forbes với tư cách một trong 30 doanh nhân nổi tiếng trước tuổi 30, từng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh châu Phi của Trường Kinh tế London, và được BBC ca tụng là một
"ngôi sao đang lên". Hai tuần trước khi Abbas xuất hiện tại toà ở Chicago, Okeke đă bị tuyên án có tội trong một phi vụ lừa đảo 11 triệu USD.
Những nạn nhân thực sự
Những kẻ lừa đảo đến từ Nigeria lần đầu nổi tiếng từ sau những vụ lừa đảo nhắm vào phương Tây trong thập niên 1990, thông qua các âm mưu lừa đảo tài chính quốc tế gọi là
"419", vốn được gọi theo số hiệu một điều luật chống tội phạm của Nigeria. Trong thời đại internet, những kẻ này tham gia vào nhiều vụ lừa đảo
phishing email. Những vụ bắt giữ Abbas và Okeke, và vụ lừa đảo BEC, là dấu hiệu cho thấy một sự tiến hoá trong hoạt động lừa đảo trực tuyến toàn cầu khởi xướng bởi
Yahoo Yahoo Boys,
nickname mà người Nigeria dành cho những kẻ lừa đảo.
Trong cộng đồng người Nigeria, phản ứng đối với vụ bắt giữ Abbas là khá mâu thuẫn, khi một số đổ lỗi cho những bất cập trong nền kinh tế của quốc gia này khiến cho các hoạt động lừa đảo trực tuyến trở nên hấp dẫn, đặc biệt đối với những thanh niên Nigeria cùng túng quẫn trước t́nh trạng thất nghiệp lan rộng tại một quốc gia nơi cứ mỗi phút lại có đến 6 người rơi vào hoàn cảnh nghèo cùng cực.
Obiwanne Okeke, một kẻ lừa đảo khác dưới lốt doanh nhân thành đạt đến từ Nigeria
Dù cho nhiều người nói rằng điều kiện kinh tế khó khăn không phải là lời biện minh cho các hành động lừa đảo, một số khác khẳng định cả Abbas và Okeke là sản phẩm của xă hội và nền văn hoá hiện đại mơ hồ về đạo đức gây ra bởi những chính trị gia tha hoá của Nigeria, mà trong đó đa số đă thoát được h́nh phạt v́ lư do
"ḅn rút công quỹ". Theo Chatham House của Anh, ước tính có 586 tỷ USD đă bị đánh cắp từ Nigeria kể từ khi nước này giành độc lập.
Hồi đầu tuần qua, người đứng đầu một cơ quan chống tham nhũng tại Nigeria, Uỷ ban Tội phạm Kinh tế và T́a chính, đă bị cách chức v́ những cáo buộc … tham nhũng. Quốc gia này đứng thứ 26/100 (0 là tham nhũng rất cao) trong bảng xếp hạng tham nhũng của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế.
Những dấu hiệu của t́nh trạng mơ hồ về đạo đức thể hiện rơ ở những người đề cao Abbas và chỉ lên tiếng chỉ trích gă v́ tỏ ra quá khoe khoang, khiến cho FBI chú ư.
Dù có nhiều người hi vọng rằng những vụ bắt giữ gần đây sẽ giúp giảm bớt số lượng những đối tượng có âm mưu bước chân vào thế giới lừa đảo, người Nigeria lại đặc biệt lo ngại do tác động của những vụ lừa đảo kia sẽ gây ra đối với danh tiếng của quốc gia và các công dân của họ khi ra nước ngoài, như xin cấp visa, và t́m kiếm những công việc hay các nhà đầu tư quốc tế cho những hoạt động kinh doanh hợp pháp. Có thông tin khẳng định một số công ty ở Dubai đă bắt đầu từ chối đơn xin việc của người gốc Nigeria.
Abbas hiện đang được giam giữ tại Chicago, Mỹ và đại diện pháp lư của gă là công ty luật trụ sở ở Chicago, Pissetzky & Berliner. Trong một bài phỏng vấn, Gal Pissetzky nói rằng khách hàng của ông là "một doanh nhân" điều hành một doanh nghiệp hợp pháp và một tài khoản Instagram rất hợp pháp, chưa từng tham gia bất cứ vụ lừa đảo nào.
"Anh ấy quảng cáo cho các thương hiệu, và đó là cách anh ấy kiếm tiền một cách rất hợp pháp".
Abbas sẽ được chuyển đến Los Angeles trong vài tuần tới. Nếu bị kết tội, hắn sẽ phải đối diện với 20 năm trong nhà tù liên bang.
Tham khảo: QuartzAfrica