Theo các chuyên gia, lượng mưa lớn kéo dài cùng hiện tượng thời tiết diễn biến thất thường, khó dự báo là nguyên nhân gây ra t́nh trạng ngập lụt nghiêm trọng, kèm vỡ đê trong năm nay ở Trung Quốc. Nguy cơ vỡ đê không chỉ ở ŕnh rập các con sông lớn mà c̣n cả những sông nhỏ, trung b́nh.
Một con đê đang được vá ở Phiên Dương, Giang Tây (ảnh: Xinhua)
Trung Quốc mới bước vào mùa lũ từ đầu tháng 7, nhưng t́nh h́nh đă cho thấy sự phức tạp khi nước này vừa chống lũ lụt, vừa phải pḥng đê vỡ.
Một số trạm quan sát dọc sông Dương Tử đă chứng kiến mực nước vượt quá cơn hồng thủy năm 1998 khiến hơn 4.000 người chết. Nhiều người đang lo về một trận lụt c̣n tồi tệ hơn năm 1998 sắp tới.
Ở Giang Tây, người ta đang nỗ lực vá đê, hộ đê, trong khi ở Hồ Bắc – nơi có đập Tam Hiệp – cả chính quyền và người dân đều tăng cường rà soát lại t́nh trạng đê điều, đề pḥng thảm họa.
Theo các chuyên gia, tỉnh Giang Tây đă làm không tốt trong mùa lũ năm nay khi không chú trọng việc bảo tŕ những con đê nhỏ, dễ tổn thương đă hoạt động suốt nhiều năm. Hậu quả là t́nh trạng vỡ đê liên tục xảy ra.
Hôm 11.7, CCTV đưa tin huyện Phiên Dương, Giang Tây bị vỡ 14 con đê, trong đó có 2 đê lớn.
Theo Trung tâm Khí tượng Trung quốc, từ 1.6 – 7.7, lượng mưa trên sông Dương Tử đạt 349 mm, vượt 15 mm so với năm 1998.
Mùa mưa năm nay ở sông Dương Tử và khu vực phía Nam Trung Quốc đến sớm hơn từ 5 – 7 ngày so với năm ngoái.
“Đợt mưa lớn này có thể kéo dài ít nhất đến giữa tháng 7, gây áp lực lớn cho nỗ lực kiểm soát lũ dọc sông Dương Tử”, Wang Yongguang – Giám đốc Trung tâm Khí tượng Trung quốc – cho biết.
Tuy nhiên, ông Wang cho rằng, mặc dù mưa lũ năm nay là khắc nghiệt, nhưng khả năng kiểm soát lũ của Trung Quốc đă “hoàn toàn khác biệt” so với năm 1998 khi hàng loạt các dự án bảo tồn nước xây dựng từ năm 2000 đi vào hoạt động.
Ông Wang nhấn mạnh khả năng điều tiết lũ của đập Tam Hiệp là tốt và việc gia cố đê điều dọc sông Dương Tử đă được hoàn thành.
“Đập Tam Hiệp có thể xả lũ khi cần thiết, căn cứ và mực nước trên sông Dương Tử. Có đập Tam Hiệp, cuộc chiến với lũ lụt năm này đă hoàn toàn khác so với năm 1998”, ông Wang nói.
Trong trận lũ đầu tiên của năm nay trên sông Dương Tử, đập Tam Hiệp đă phải mở cổng xả lũ đến 2 lần. Lưu lượng nước đổ về con đập cao nhất từ tháng 6 đến nay là 53.000 m3/giây, mực nước cao nhất đạt hơn 149 mét.
Cheng Xiaotao – chuyên gia từ Ủy ban giảm nhẹ thiên tai Trung Quốc – cho rằng, mùa mưa lũ năm ở Trung Quốc vẫn c̣n những “bất ổn lớn”.
“Các dự báo thời tiết đều cho thấy năm nay sẽ có nhiều đợt mưa lớn. Tuy nhiên, khu vực nào sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất th́ vẫn không dự báo được. Rất khó để dự báo chính xác được nơi nào sẽ là trung tâm của các trận mưa”, ông Cheng nhận xét.
“Ứng phó với lũ lụt bị hạn chế. Nếu có thể dự báo chính xác nơi nào sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn, chúng ta sẽ biết nên gửi nhân lực và vật lực đến đâu. Khi không chắc chắn, chúng ta phải đưa ra biện pháp pḥng ngừa ở chỗ này rồi lại chỗ khác. Đây cũng là một loại rủi ro”, ông Cheng nói thêm.
Ông Cheng cho rằng, dịch Covid-19 cũng khiến khả năng kiểm soát lũ trở nên phức tạp hơn trong năm nay.
“Mọi năm, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm bảo tŕ, đầu tư vào đê điều và các dự án kiểm soát lũ. Tuy nhiên, năm nay, một vài địa phương có vẻ đă quá mệt mỏi với dịch Covid-19, việc chuẩn bị không được làm tốt. Một số nơi để xảy ra vỡ đê, trong khi địa bàn khác phải cảnh giác cao độ”, ông Cheng nhận xét.
Ông Cheng nói thêm rằng, củng cố đê bao ở các sông nhỏ và trung b́nh là rất quan trọng. Đê trên những con sông này thường đắp bằng đất, rất dễ tổn thương.
“Việc gia cố đê không thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, phong trào chống lũ năm nay bị cản trở bởi các lệnh phong tỏa trong dịch Covid-19, dẫn đến chậm tiến độ”, ông Cheng nói.
Ngày 13.7, Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết, mực nước tại 109 con sông ở nước này đă vượt mức cảnh báo lũ. 33 sông ghi nhận mực nước cao nhất lịch sử.
Mưa lũ khiến 37,89 triệu người ở 27 tỉnh thành Trung Quốc bị ảnh hưởng, hơn 2 triệu người phải di dời, 141 người thiệt mạng hoặc mất tích.
Giang Tây đang là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi mưa lũ khi hàng loạt đê bị vỡ. Mực nước tại 4 trạm thủy văn ở hồ Phiên Dương, Giang Tây đă vượt mức kỷ lục năm 1998.
“Nhanh tay lên nào. Mọi người đứng thành 2 hàng và không được ngừng chuyển các bao cát”, chỉ huy một đội binh sĩ tham gia vá đê ở huyện Phiên Dương, Giang Tây, hô to.
10 giờ đêm ngày 11.7 theo giờ địa phương, nhiều binh sĩ và người dân đă bảo vệ thành công một con đê ở làng Jiangjialing có nguy cơ sắp vỡ.
V́ ngâm lâu trong nước, nhiều con đê đắp bằng đất ở Phiên Dương có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào. Nước lũ có thể tràn vào trong đêm và nhiều ngôi làng luôn trong trạng thái đề cao cảnh giác, các đội kiểm tra đê điều, hộ đê, quan sát được thành lập.
Phiên Dương là huyện đông dân nhất Giang Tây với dân số hơn 1,6 triệu người.
Con đê kéo từ làng Zhujia đến Jiangjialing bảo vệ khu đô thị Phiên Dương đang được hết sức chú trọng.
Phóng viên của tờ China News ghi nhận, một đội gồm cảnh sát, binh sĩ cùng người dân đang không ngừng chuyển bao cát để tạm thời gia cố đê. Một vết nứt nhỏ trên thân đê cũng phải nhanh chóng được lấy đầy bởi bao cát, đất và sỏi đá.
Một cảnh sát nói rằng đội của ḿnh đă hộ đê suốt cả đêm và mỗi ngày chỉ được ngủ khoảng 2 – 3 tiếng.
“Tôi xem Giang Tây là quê hương thứ hai của ḿnh. Chúng tôi luôn bảo với nhau rằng, lũ không rút th́ chúng tôi không bao giờ lui”, Yang Junying – một binh sĩ người Sơn Đông nói.