Nga nêu triển vọng thành lập liên doanh sản xuất dược phẩm tại Việt Nam. Thay v́ chỉ tập trung vào việc xuất khẩu mặt hàng này, dược phẩm Nga có triển vọng thực sự ở thị trường châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Hiện các doanh nghiệp nước Nga đang tính đến khả năng thành lập liên doanh sản xuất thuốc tại Việt Nam.
Nhân viên làm việc tại dây chuyền sản xuất vaccine pḥng COVID-19 tại một công ty công nghệ sinh học ở Strelna, Nga ngày 20/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva ngày 10/7, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến “Tiềm năng thương mại và hợp tác kinh tế Việt - Nga sau đại dịch COVID-19” mới đây, bà Liliya Titova, Chủ tịch Hiệp hội Các tổ chức dược phẩm chuyên nghiệp (SPFO), dược phẩm Nga có triển vọng thực sự ở thị trường châu Á, đặc biệt ở Việt Nam và Malaysia. Tuy nhiên, khó khăn chung đối với các công ty xuất khẩu của Nga đó là họ cần tiến hành thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc của họ ở nước ngoài, điều này rất khó khăn và tốn kém.
Trong khi đó, Đại diện Thương mại của LB Nga tại Việt Nam, ông Vyacheslav Kharinov, cho biết, tổng lượng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam ước tính trung b́nh khoảng 7 tỷ USD mỗi năm, trong khi các mặt hàng thuốc của Nga xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chiếm khoảng 9 triệu USD. Mặc dù thuốc của Nga được biết đến khá rộng răi ở Việt Nam, nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến doanh nghiệp xuất khẩu Nga khó chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.
Theo ông Kharinov, một trong những lư do là các chế phẩm dược của Nga không có chứng nhận quốc tế được công nhận tại Việt Nam, khiến các mặt hàng dược phẩm Nga phải trải qua các kiểm tra và chờ đợi thủ tục trong thời gian dài.
Đại diện Thương mại Nga cho biết, hai nước cũng có kế hoạch phê duyệt thỏa thuận liên chính phủ về công nhận thuốc của nhau nhằm tạo điều kiện để sản phẩm thuốc của Nga tiếp cận thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn đang bị tŕ hoăn.
Trong bối cảnh đó, ông Kharinov khuyến cáo các doanh nghiệp dược phẩm Nga cần tập trung xem xét nhiều hơn vấn đề thành lập liên doanh sản xuất thuốc tại Việt Nam, thay v́ chỉ chú trọng xuất khẩu. Theo ông, Việt Nam đảm bảo khoảng 50% số sản phẩm thuốc được sản xuất ở nội địa, nhưng phần lớn nguyên liệu thô phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp dược phẩm Nga khi hợp tác với các đối tác Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương Nga Denis Manturov cho biết Chính phủ Nga đă dành cho bộ này khoản ngân sách 25 tỷ ruble (khoảng 357 triệu USD) trong năm nay để khuyến khích sản xuất và nghiên cứu các loại thuốc mới. Cuối tháng 5 vừa qua, thuốc Avifavir của Nga đă chứng minh được tính hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng, được cấp giấy chứng nhận đăng kư của Bộ Y tế Nga và trở thành loại thuốc đầu tiên trên thế giới chữa COVID-19 có chứa hoạt chất favipiravir. Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RFPI) và Tập đoàn ChemRar đă bắt đầu xuất khẩu thuốc Avifavir để điều trị COVID-19.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Nga, xuất khẩu các mặt hàng dược phẩm mang về nguồn thu hơn 700 triệu USD cho ngân sách Nga mỗi năm. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu dược phẩm của Nga tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2019, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực do t́nh h́nh đại dịch COVID-19.
Số liệu của Cục Thống kê Nga cho thấy, xuất khẩu của Nga vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 150 triệu USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, mặt hàng dược phẩm chiếm tỷ trọng 15% trong tổng sản phẩm công nghiệp hóa chất Việt Nam nhập khẩu của Nga.
VietBF@ sưu tầm.