Thuật ngữ « chiến tranh lạnh » được dùng để chỉ cuộc tranh đua về hệ tư tưởng và quân sự giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong khoảng thời gian 1947 – 1991. Trên báo Le Figaro, ông Francis Journot, một chuyên gia cố vấn và là nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, cuộc đọ sức lần này giữa Mỹ và Trung Quốc, không thật sự là một cuộc đối đầu giữa hai khối giống như xưa là giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản.
Kể từ khi lên cầm quyền năm 2013, Tập Cận B́nh muốn áp đặt hệ thống chính trị Trung Quốc như là một mô h́nh thay thế cho chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy h́nh thành một thế giới lưỡng cực. Cuối tháng 5/2020, ngoại trưởng Vương Nghị c̣n nhấn mạnh rơ hơn khi dọa dẫm Mỹ về một cuộc « chiến tranh lạnh mới ». Nhưng chúng ta có thể nghĩ là sự so sánh tương đồng với thuật ngữ được phát minh ngay sau khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, trong cuộc xung đột hệ tư tưởng giữa Mỹ và Liên Xô là không thích hợp.
Hệ thống chính trị chủ nghĩa phát xít kiểu Trung Quốc ?
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tập Cận B́nh đă lên kế hoạch thách thức Hoa Kỳ. Trước Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập từng hứa : « Chúng ta phải chuẩn bị cho một giai đoạn cạnh tranh lâu dài và khắc nghiệt giữa các hệ thống chính trị. » (phát biểu trích trong tập sách Sắc đỏ rực của nhà nghiên cứu Hán học Alice Eckman).
Nhưng Trung Quốc không phải là Liên Xô và tính xác thực của bài diễn văn mang hơi hướng chủ nghĩa tư bản tại Davos và chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc rất đáng để tranh luận. Hơn nữa, nếu chúng ta nh́n vào cách trấn áp dữ dội những người phản đối hay việc cưỡng bức lấy nội tạng tù nhân chính trị, th́ chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa dường như đang hướng đến một h́nh thái chủ nghĩa phát xít kiểu Trung Quốc. Sự tàn bạo này có thể gợi nhớ lại hành động tàn bạo của Đức Quốc Xă hay những hành vi ăn thịt người diễn ra trong suốt thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa nhân danh ư thức hệ cộng sản.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong
Đại Lễ Đường ở Bắc Kinh, ngày 09/11/2017. AP - Andrew Harnik
Về mặt ư thức hệ, việc xác định một cách chính xác hệ thống chính trị Trung Quốc mang tính chủ nghĩa cơ hội của Tập Cận B́nh là điều không dễ, nhưng cho dù Liên Xô không phải là một mô h́nh đáng để cho các nền dân chủ ganh tỵ, và ngay cả khi Liên Xô trước đây có là một nền dân chủ đi chăng nữa, th́ việc đồng hóa hệ thống chính trị Trung Quốc với học thuyết của Alexei Jdanov, người đă đưa ra lư thuyết chiến tranh lạnh là không mấy phù hợp. Nhà tư tưởng này chống chủ nghĩa phát xít và chê bai chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Bảy thập niên sau, Trung Quốc thực hiện những hành vi chẳng khác ǵ với những chế độ phát xít khát máu nhất và chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc là một mối họa lớn cho các nền dân chủ và nhân loại.
Tập Cận B́nh và tham vọng hoàng đế thế giới
Theo ông Journot, việc nước Mỹ năm 2017 bầu chọn một tổng thống theo chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, mong muốn giảm thâm hụt thương mại to lớn gần 400 tỷ đô la với Trung Quốc c̣n giúp thêm cho chiến lược này của nhà độc tài Trung Quốc. Với tham vọng khoác lên người chiếc áo hoàng đế thế giới, Tập Cận B́nh đă nắm lấy cơ hội bước vào một cuộc đọ sức tay đôi, trong thế « bằng vai phải lứa » với Donald Trump và cho phép ông ta có thể khoe khoang với người dân là ông đang đối đầu với lănh đạo của siêu cường hàng đầu thế giới.
Vị thế này tạo thuận lợi cho mục tiêu xây dựng thế giới lưỡng cực lấy cảm hứng từ cuộc chiến Thiện – Ác thời chiến tranh lạnh của thế kỷ trước và đẩy các nước khác trên thế giới xuống hàng thứ yếu. Thái độ hung hăng của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong suốt cuộc khủng hoảng Covid-19 và tuyên bố của vị ngoại trưởng, theo chỉ đạo từ Quốc Hội Trung Quốc, cho thấy rơ Trung Quốc tin rằng họ đă bước qua một nấc mới. Kể từ giờ, Bắc Kinh không cần phải bận tâm đến ư kiến của những nước mà trong nhăn quan Trung Quốc là đă bị suy yếu hay lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc để mà phản đối.
Vẫn theo tác giả, Bắc Kinh sử dụng thuật ngữ « chiến tranh lạnh» nhằm làm quên đi cách xử lư cuộc khủng hoảng dịch tễ vào thời điểm công luận quốc tế có thái độ thù ghét đang phải đếm số nạn nhân của ḿnh và phần đông trong số họ cho rằng chính sách bành trướng của Trung Quốc là một mối đe dọa kinh tế và một mối nguy hiểm nghiêm trọng.
Thế nhưng, hệ thống chính trị mà Trung Quốc có tham vọng muốn chia sẻ v́ sự tốt đẹp cho tất cả mọi người này khác hẳn với mô h́nh chính trị chủ nghĩa Mác-xít – Lênin của Liên Xô. Ít ra nước này c̣n tập hợp được một số đông người dân và các nước gia nhập hệ thống vào thời đó. Ngày nay, có dân tộc nào tự nguyện mong muốn đặt ḿnh dưới ách thống trị của Trung Quốc hay một chế độ tương tự được Trung Quốc khuyên bảo ?
Liên minh nào cho Trung Quốc ?
Cho dù dự án của Bắc Kinh kém hấp dẫn, nhưng người khổng lồ châu Á này đang t́m cách nhân rộng các mối liên minh tạo thuận lợi cho việc mở rộng tầm ảnh hưởng địa chiến lược. Dĩ nhiên, người ta có thể hiểu là Nga cũng muốn tăng cường các mối quan hệ kinh tế nhất là trong lĩnh vực năng lượng và tham gia vào các cuộc tập trận chung, nhưng người ta cũng có thể nghi ngờ rằng nước Nga đi theo Trung Quốc một cách mù quáng. Với các nước láng giềng, Trung Quốc dường như đang làm cho một số đông quốc gia đứng lên chống lại ḿnh, bao gồm cả Ấn Độ. Sau nhiều tuần lễ căng thẳng, cuộc đối đầu quân sự chết người đầu tiên sau 45 năm đă xảy ra hôm 15/06/2020 tại biên giới giữa hai nước.
Những kỳ đại hội hoành tráng của Trung Quốc, ngày nay được phủ một lớp ư thức hệ, ca tụng « một định mệnh chung cho nhân loại » và rất có thể gợi nhớ lại ở một số khía cạnh nào đó những thời khắc hào hùng của chủ nghĩa cộng sản, nhưng sự so sánh cũng chỉ dừng lại ở đó. Việc đồng hóa dự án của Trung Quốc với cuộc chiến tư tưởng phong phú từng làm mê hoặc ḷng người trong suốt nửa thế kỷ có vẻ hơi kiêu căng tự phụ. Đó chẳng qua chỉ là một nỗ lực tái tạo cuộc xung đột Mỹ - Liên Xô, chứ chẳng có chút mùi vị ǵ về một cuộc tranh luận dân chủ hay sự gần gũi giữa triết lư của Tập Cận B́nh và giới lănh đạo Trung Quốc với những nhà tranh luận nổi tiếng, những người từng làm náo động cuộc tranh luận lớn của thế kỷ XX xung quanh các vấn đề thiết yếu và hai khái nhiệm về thế giới.
Kể từ khi Trung Quốc giấu diếm việc xử lư khủng hoảng y tế, sự dè chừng, ngờ vực đối với chế độ Bắc Kinh kiêu căng đă trở nên phổ biến. Do vậy, việc tạo dựng ra cái gọi là « một cuộc chiến tranh lạnh mới » theo sáng kiến của Trung Quốc dường như là rất phiêu lưu. Đương nhiên, một vài nước trong đó có các đồng minh như Pakistan hay Iran, vẫn mơ tưởng đến một thế giới hậu phương Tây, nhưng hiếm nước nào lại mong muốn hứng chịu t́nh trạng hỗn loạn hay có một chế độ độc tài mà Trung Quốc chủ trương, thay v́ có một hệ thống tư bản chủ nghĩa nh́n chung cho đến nay vẫn c̣n đáng tin tưởng hơn cho dù có nhiều biến tướng cần chỉnh sửa.
Theo RFI