Ngày 4 tháng 7 hằng năm là ngày Lễ Độc Lập của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Tài liệu lịch sử cho thấy, ngày 4 tháng 7 năm 1776, Quốc Hội Hoa Kỳ lúc đó có tên là Second Continental Congress đă họp tại ṭa nhà Quốc Hội tại Pennsylvania mà ngày nay gọi là Independence Hall tại thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania đă công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập để chính thức tuyên bố Hoa Kỳ thoát khỏi chế độ thuộc địa của Anh Quốc, theo
www.en.wikipedia.org.
Qua việc công bố Tuyên Ngôn Độc Lập, 13 tiểu bang tại Hoa Kỳ tiến tới việc thành lập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được kư bởi các đại diện từ 13 tiểu bang, gồm New Hampshire, Massachusetts Bay, Rhode Island, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Maryland, Delaware, Virginia, North Carolina, South Carolina, và Georgia.
Quốc Hội đă lập Ủy Ban 5 Người (Committee of Five) để viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập, gồm John Adams từ Massachusetts, Benjamin Franklin từ Pennsylvania, Roger Sherman từ Connecticut, Roger Livingston từ New York, và Thomas Jefferson từ Virginia. Thomas Jefferson lúc đó 33 tuổi là đại biểu trẻ nhất.
Mặc dù Jefferson không nói, nhưng John Adams sau đó đă kể rằng ông đă thuyết phục Jefferson soạn thảo bởi v́ Jefferson có rất ít kẻ thù trong Quốc Hội và là nhà văn nổi tiếng. Jefferson có 17 ngày để hoàn tất văn bản của tuyên ngôn và đă viết bản thảo trong một hay hai ngày. Tại một căn pḥng thuê cách Ṭa Nhà Quốc Hội không xa, Jefferson đă viết bản Tuyên Ngôn với rất ít sách bên cạnh để tham khảo, ngoại trừ bản sao của Tuyên Ngôn Virginia Về Các Quyền của George Mason và bản thảo Hiến Pháp Virginia do chính Jefferson viết trước đó.
Quá tŕnh h́nh thành bản Tuyên Ngôn Độc Độc, theo www. ushistory.org, khởi đầu Nghị Quyết Lee về sự độc lập đă được thông qua ngày 2 tháng 7 với sự đồng thuận tuyệt đối không có lá phiếu chống. Sau khi Jefferson soạn bản thảo, Tuyên Ngôn đă được 4 thành viên khác trong Ủy Ban 5 Người đọc và góp ư. Kế đó, văn bản đă được đưa ra Quốc Hội để thảo luận và góp ư hoàn chỉnh. Tuyên Ngôn là lời giải thích chính thức lư do tại sao Quốc Hội đă bỏ phiếu để tuyên bố độc lập khỏi Anh Quốc, hơn một năm sau sự bùng nổ của Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ.
Thomas Jefferson
Thomas Jefferson
Thomas Jefferson sinh ngày 13 tháng 4 năm 1743 tại Shadwell trong Thuộc Địa Virginia. Ông là người con thứ 3 trong gia đ́nh 10 anh em. Ông là thế hệ hậu duệ của những người di dân Anh. Cha ông, Peter Jefferson là chủ đồn điền và nhà khảo sát đă mất khi Jefferson mới 14 tuổi. Mẹ ông là bà Jane Randolph. Khi cha ông mất, gia tài được chia cho những người con trai, Thomas và Randolph. Thomas thừa hưởng 5,000 mẫu tây đất đai, gồm Đồn Điền Monticello, nằm bên ngoài thành phố Charlottesville thuộc tiểu bang Virginia. Ông đă thực sự trở thành toàn quyền tài sản năm 21 tuổi.
Thomas Jefferson là dân cử, nhà ngoại giao, luật sư, kiến trúc sư, triết gia, và Tổ Phụ làm tổng thống Hoa Kỳ thứ 3 từ năm 1801 tới 1809. Trước đó ông đă là phó tổng thống từ năm 1797 tới 1801. Là tác giả chính của bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Jefferson là người đề xuất nền dân chủ, nhà nước cộng ḥa, và các quyền của con người, thúc giục các thuộc địa người Mỹ tách khỏi thực dân Anh và h́nh thành quốc gia mới. Ông đă viết nhiều văn bản và đưa ra các quyết định chính thức ở cấp tiểu bang và quốc gia.
Trong cuộc Cách Mạng Mỹ, ông đại diện Virginia trong Quốc Hội Continental Congress, nơi đă công bố Tuyên Ngôn. Ông soạn luật tự do tôn giáo khi làm nhà lập pháp Virgina và làm Thống Đốc thứ 2 của Virgina từ năm 1779 tới 1781. Ông đă trở thành Đại Sứ Hoa Kỳ tại Pháp vào tháng 5 năm 1785, và sau đó là ngoại trưởng đầu tiên của Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống George Washington từ năm 1790 tới 1793.
Jefferson và James Madison đă thành lập Đảng Dân Chủ-Cộng Ḥa để đối trọng với Đảng Liên Minh trong thời gian h́nh thành Hệ Thống Đảng Đầu Tiên. Cùng với Madison, ông đă viết Nghị Quyết Kentucky và Virgina vào năm 1798 và 1799, trong đó t́m cách tăng cường quyền của các tiểu bang bằng cách vô hiệu hóa Đạo Luật Alien and Sedition Acts của liên bang.
Khi làm tổng thống, Jefferson theo đuổi các lợi ích vận chuyển và thương mại chống lại nhóm cướp biển Barbary và các chính sách thương mại bành trướng của Anh Quốc. Đầu năm 1803, Jefferson khuyến khích chính sách bành trướng của tây phương, tổ chức việc Mua Louisiana, tăng gấp đôi đất đai của quốc gia. Để lấy đất cho người da trắng định cư, Jefferson bắt đầu một tiến tŕnh gây nhiều tranh căi của việc dời bộ lạc Da Đỏ từ lănh thổ mới mua được. Kết quả các đàm phán ḥa b́nh với Pháp, chính phủ Jefferson đă giảm quân số. Jefferson đă tái đắc cử vào năm 1804. Nhiệm kỳ thứ hai của ông gặp nhiều khó khăn tại quốc nội, gồm vụ kiện của cựu phó tổng thống Aaron Burr. Vào năm 1807, nền thương mại ngoại quốc của Mỹ đă bị sút giảm khi Jefferson thực thi Luật Cấm Vận để đáp trả các mối đe dọa của Anh đối với việc vận chuyển của Hoa Kỳ. Cùng năm này, Jefferson đă kư ban hành Luật Cấm Nhập Cảng Người Nô Lệ.
Jefferson biết nhiều ngôn ngữ. Ông là nhà văn trác tuyệt và giao du với nhiều người nổi tiếng. Tác phẩm đầy đủ duy nhất của ông là cuốn “Notes on the State of Virginia,” [Các Ghi Chú Về Tiểu Bang Virginia] xuất bản năm 1785, được xem là cuốn sách của người Mỹ quan trọng nhất được xuất bản trước năm 1800.
Sau khi về hưu, Jefferson đă sáng lập Đại Học Virginia vào năm 1819. Cùng với Tổng Thống Hoa Kỳ Millard Fillmore người sáng lập Đại Học Buffalo, Jefferson là một trong hai tổng thống Hoa Kỳ duy nhất thành lập đại học.
Trong những giờ phút cuối đời, gia đ́nh và bằng hữu đă ở bên cạnh Jefferson. Ông đă qua đời lúc 12 giờ 50 phút trưa ngày 4 tháng 7 năm 1826 ở tuổi 83, cùng ngày kỷ niệm 50 năm bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Những lời sau cùng của ông c̣n được ghi lại là “Không, bác sĩ, không cần ǵ nữa,” từ chối thuốc trị bệnh từ vị bác sĩ của ông, nhưng những lời cuối đầy ư nghĩa thường được trích là “Có phải hôm nay là Ngày 4?” hay “Hôm nay là Ngày 4.”
Khi John Adams từ trần, lời cuối cùng có nhắc đến người bạn lâu năm của ông: “Thomas Jefferson c̣n sống,” dù Adams không biết rằng Jefferson vừa mới qua đời mấy tiếng đồng hồ trước đó. Tổng thống đang ngồi bên cạnh là con trai của Adams, John Quincy Adams, và ông gọi sự trùng hợp về cái chết của họ trong ngày kỷ niệm quốc gia là “những nhận xét có thể nh́n thấy và có thể rờ được của Thiên Chúa.”
Để có được độc lập và tự do thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, người Mỹ đă trả giá bằng cuộc chiến tranh được gọi là Chiến Tranh Cách Mạng diễn ra trong khoảng thời gian từ 1775 tới 1783.
Cái giá của nền độc lập
Theo chiều kim đồng hồ: Tướng Anh Cornwallis đầu hang sau khi thất trận Yortown, Trận Chiến Trenton, cái chết của Tướng Warren tại Trận Chiến Burnker Hill, Trận Chiến Long Island, và Trận Chiến Guilford Court House. (
www.en.wikipedia.org)
Chiến tranh giành độc lập của Mỹ, hay Chiến Tranh Cách Mạng (1775-1783), cũng được biết là Cánh Mạng Mỹ, phát sinh từ sự gia tăng căng thẳng giữa các cư dân của 13 thuộc địa Bắc Mỹ của Anh Quốc và chính quyền thuộc địa, đại diện hoàng triều Anh. Các cuộc giao tranh giữa quân đội Anh và dân quân thuộc địa ở Lexington và Concord vào tháng 4 năm 1775 đă khởi động cuộc xung đột vũ trang, và vào mùa hè sau đó, dân quân đă tiến hành một cuộc chiến toàn diện để giành độc lập. Nước Pháp nhảy vào cuộc Cách Mạng Mỹ đứng về phía những người thuộc địa năm 1778, biến cuộc nội chiến thành cuộc xung đột quốc tế. Sau khi sự hỗ trợ của Pháp giúp Quân Đội Lục Địa buộc Anh đầu hàng tại Yorktown, Virginia, vào năm 1781, người Mỹ đă giành được độc lập một cách hiệu quả, mặc dù cuộc chiến đấu đă không chính thức kết thúc cho đến năm 1783.
Chiến Tranh Cách Mạng bắt nguồn từ sự căng thẳng kéo dài cả thập niên giữa người dân thuộc địa và chính quyền thuộc địa Anh.
Chiến Tranh Pháp và Ân Độ [lúc đó là thuộc địa của Anh], hay c̣n gọi là Cuộc Chiến 7 Năm (1756-1763) đă mang lại nhiều thuộc địa mới nằm dưới quyền của vương triều Anh, nhưng cuộc chiến tốn kém này cũng đă đưa tới việc tăng thuế mới và bất thường. Chính quyền Anh đă nỗ lực tăng thu nhập bằng cách đánh thuế các thuộc địa (nổi bật là Luật Stamp Act năm 1765, Luật Townshend Acts năm 1767, và Luật Tea Act năm 1773) làm bùng nổ các cuộc chống đối tại nhiều thuộc địa.
Sự chống đối của thuộc địa dẫn tới cuộc bạo động năm 1770, khi binh sĩ Anh đă nổ súng vào đám đông người thuộc địa, giết chết 5 người đàn ông trong sự kiện được biết là vụ thảm sát Boston Massacre. Sau tháng 12 năm 1773, khi ban nhạc Bostonians mặc đồ như những người Da Đỏ Mohawk đă lên các tàu Anh và đổ 342 tấn trà xuống Hải Cảng Boston trong thời gian Boston Tea Party, một Quốc Hội bị phẫn nộ đă thông qua hàng loạt các dự luật (được biết như là Intolerable, hay Coercive Acts) được đặt ra để tái khẳng định quyền lực đế quốc tại Massachusetts.
Phản ứng lại điều đó, một nhóm các đại diện thuộc địa (gồm George Washington của Virginia, John và Samuel Adams của Massachusetts, Patrick Henry của Virginia và John Jay của New York) đă họp tại Philadelphia vào tháng 9 năm 1774 để giúp tiếng nói cho những bất b́nh chống vương triều Anh. First Continental Congress [Hội Nghị Lục Địa Đầu Tiên, hay Quốc Hội Đầu Tiên] này đă không đi xa tới mức đ̣i hỏi độc lập khỏi Anh Quốc, nhưng họ đă lên án việc tăng thuế mà không có sự đại diện, cũng như việc duy tŕ quân đội Anh tại các thuộc địa mà không có sự đồng thuận. Họ đă đưa ra tuyên ngôn về các quyền cho mọi công dận, gồm sự sống, tự do, tài sản, hội họp và xét xử bởi bồi thẩm đoàn. Continental Congress đă bỏ phiếu để họp kế tiếp vào tháng 5 năm 1775 để xem xét hành động thêm nữa, nhưng vào thời điểm đó bạo động đă bùng nổ.
Vào đêm ngày 18 tháng 4 năm 1775, hàng trăm binh lính Anh đă tập họp từ Boston tới gần Concord, Massachusetts để chiếm một kho dự trữ vũ khí. Paul Revere và những kỵ binh khác đă gióng tiếng báo động, và các dân quân thuộc địa đă bắt đầu huy động để đánh chận Redcoats [lính Anh]. Ngày 19 tháng 4, dân quân địa phương đă đụng độ với binh sĩ Anh tại Chiến Trường Lexington và Concord của Massachusetts, đánh dấu “phát súng được cả thế giới nghe biết” là báo hiệu khởi đầu của Chiến Tranh Cách Mạng.
Khi Second Continental Congress [Quốc Hội Thứ Hai] được triệu tập tại Philadelphia, có thêm các đại biểu mới như Benjamin Franklin and Thomas Jefferson, đă bỏ phiếu tán đồng việc thành lập Quân Đội Lục Địa, với Washington làm tổng tư lệnh. Vào ngày 17 tháng 6, tại trận chiến lớn đầu tiên của cuộc Cách Mạng, lực lượng thuộc địa đă gây thương vong nặng nề cho trung đoàn Anh của Tướng William Howe tại Breed’s Hill ở Boston.
Vào mùa thu năm 1781, quân đội Mỹ của Tướng Greene đă t́m cách để buộc Tướng Anh Cornwallis và những binh sĩ của ông rút khỏi bán đảo Yorktown của Virginia, gần Sông York trống trải vào Vịnh Chesapeake. Được sự hỗ trợ của quân đội Pháp do Tướng Jean Baptiste de Rochambeau làm tư lệnh, Washington tiến đánh Yorktown với toàn bộ 14,000 binh sĩ, trong khi một hạm đội 36 tàu chiến Pháp ở ngoài khơi ngăn chận Anh tiếp viện hay di tản. Bị bao vây và áp đảo, Cornwallis bắt buộc phải đầu hàng toàn bộ quân đội vào ngày 19 tháng 10. Cáo bệnh, tướng Anh cử phó tướng, là Charles O’Hara, tới đầu hang. Sau khi O’Hara tới gần Rochambeau để dâng thanh kiếm đầu hang, Washington đồng ư để phó tướng của ḿnh là Benjamin Lincoln, chấp nhận sự đầu hàng.
Sau khi thất trận, quân đội Anh vẫn c̣n đóng chung quanh Charleston, và đội quân chính hùng mạnh vẫn đóng ở New York. Không bên nào có hành động quyết định cho cục diện tốt hơn trong ṿng 2 năm sau đó, đến khi Anh rút quân đội ra khỏi Charleston và Savannah vào cuối năm 1782 đánh dấu thời điểm cuối cùng chấm dứt xung đột. Các nhà thương thuyết Anh và Mỹ tại Paris đă kư các điều khoản ḥa b́nh đầu tiên tại Paris vào cuối tháng 11 và vào ngày 3 tháng 9 năm 1783, Anh Quốc chính thức thừa nhận sự độc lập của Hoa Kỳ trong Hiệp Ước Paris. Cùng lúc đó, Anh đă kư các hiệp ước riêng với Pháp và Tây Ban Nha (đă có xung đột vào năm 1779), mang lại sự chấm dứt cuộc Cách Mạng Mỹ sau 8 năm trường ṛng ră.
Những giá trị trường cửu của Tuyên Ngôn Độc Lập
Bản sao của Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ.(
www.en.wikipedia.org)
Một đoạn trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ viết như sau:
“Chúng ta khẳng định một sự thật hiển nhiên, rằng tất cả mọi người đều được tạo ra b́nh đẳng, rằng họ được Tạo Hóa ban cho một số Quyền không thể chuyển nhượng, trong số đó có Sự Sống, Tự Do và mưu cầu Hạnh Phúc. – Rằng để đảm bảo các quyền này, các Chính Phủ được thiết lập trong số Người Dân, có được quyền lực chính đáng của họ từ sự hài ḷng đối với chính quyền, - Rằng bất cứ khi nào bất kỳ h́nh thức của chính phủ nào trở thành phá hoại những mục đích tối hậu này, th́ người dân có Quyền để thay đổi hoặc băi bỏ chính phủ đó. và để thành lập Chính Phủ mới, đặt nền tảng của chính phủ trên các nguyên tắc như thế và tổ chức các quyền hành của ḿnh trong h́nh thức như vậy, bởi v́ chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn và hạnh phúc của người dân.”
Chỉ một đoạn ngắn ở trên, Thomas Jefferson đă nêu bật các nguyên tắc cốt lơi của một quốc gia, một xă hội tự do, dân chủ và nhân quyền, mà măi đến 172 năm sau, giữa thế kỷ 20, nhân loại mới cùng nhau thừa nhận qua bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc – được Đại Hội Đồng LHQ thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 - và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị - được Đại Hội Đồng LHQ thông qua vào ngày 16 tháng 12 năm 1966.
Mọi người sinh ra đều b́nh đẳng, nghĩa là không ai được quyền chà đạp lên phẩm giá của người khác v́ nhân danh bất cứ thế lực nào. Mọi người đều có quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc nghĩa là không ai có quyền tước đoạt mạng sống, sự tự do và việc mưu cầu chính đáng hạnh phúc của người khác. Chính phủ là từ dân, do dân và v́ dân mà có, cho nên khi chính phủ không làm tṛn trọng trách do dân giao phó th́ người dân có quyền thay đổi hay băi bỏ chính phủ đó để thành lập chính phủ khác.
Những nguyên tắc đó đă trở thành những giá trị phổ quát. Nhưng cho đến ngày nay, hai thập niên của thế kỷ 21, nhiều dân tộc trên thế giới vẫn c̣n phải đấu tranh quyết liệt để có được, mà không phải lúc nào những đấu tranh ấy đều mang lại thành tựu. Bằng chứng cụ thể là cho đến nay người dân tại các nước bị cai trị bởi những chế độ độc tài quân phiệt và độc tài cộng sản vẫn c̣n bị chính quyền chà đạp lên quyền sống, quyền tự do và quyền được tôn trọng nhân phẩm. Việt Nam là một điển h́nh trong số đó. Các chế độ độc tài quân phiệt và độc tài cộng sản tự cho ḿnh cái quyền bảo vệ chế độ bằng bất cứ giá nào, kể cả dùng bạo lực và khí giới để giết dân, cho dù chế độ đó không do người dân bầu lên, không phục vụ các nguyện vọng của người dân, và không c̣n được dân chúng ủng hộ.
Đoạn cuối của bản Tuyên Ngôn Độc Lập nhấn mạnh đến các yếu tính của tự do và độc lập của một quốc gia như sau:
“…; và với tư cách là các Tiểu Bang Tự Do và Độc Lập, họ có toàn quyền để tiến hành chiến tranh, thu xếp ḥa b́nh, kư kết các liên minh, xây dựng thương mại và thực hiện tất cả các hành động và những điều khác mà các Tiểu Bang Độc Lập có thể làm. - Và để hỗ trợ cho Tuyên Ngôn này, với ḷng tin vững chắc vào việc bảo hộ của Thượng Đế, chúng tôi cùng cam kết với nhau về cuộc sống, vận mệnh và danh dự thiêng liêng của chúng tôi.”
Đoạn Tuyên Ngôn Độc Lập dẫn thượng nói đến tự do và độc lập của một quốc gia là có toàn quyền quyết định (quyền tự quyết, quyền tự chủ) đối với các chính sách đối ngoại và đối nội. Điều đó có nghĩa là một quốc gia tự do và độc lập là nước không bị lệ thuộc vào bất cứ thế lực ngoại bang nào trong việc lập ra các chính sách và điều hành đất nước.
Quyền độc lập, tự quyết của dân tộc rất quan trọng. Nó là thước đo chuẩn mực của một dân tộc tự do hay nô lệ. Và v́ vậy nó phải được tranh đấu đến cùng để đạt được. Chính v́ vậy, lănh tụ Mahatma Gandhi (1869-1948), nhà đấu tranh cho nền độc lập của Ấn Độ thoát khỏi thực dân Anh vào đầu thế kỷ 19 đă nói trong diễn văn trước Quốc Hội Ấn Độ tại Bombay vào tháng 8 năm 1942 như sau:
“Đây là một câu thần chú, một đoạn ngắn, mà tôi dành cho các bạn. Các bạn có thể in nó lên trái tim của ḿnh và để cho mỗi hơi thở của các bạn thể hiện nó. Câu thần chú là ‘Làm hoặc Chết’. Chúng ta sẽ giải phóng Ấn Độ hoặc chết trong nỗ lực; chúng ta sẽ không sống để thấy sự tồn tại của chế độ nô lệ. Mỗi nghị sĩ hoặc phụ nữ chân chính sẽ tham gia vào cuộc đấu tranh với quyết tâm không thể sống sót để thấy đất nước bị trói buộc và nô lệ.”
Nước Mỹ vĩ đại nhờ có những bậc tổ phụ khai sáng ra đất nước này, với kiến thức và tâm hồn rộng lớn để có thể đưa ra những nguyên tắc trở thành chân lư muôn đời cho quốc gia trường cửu. Ngày nào nước Mỹ c̣n duy tŕ và thực thi các nguyên tắc phổ quát này th́ ngày đó nước Mỹ c̣n vĩ đại. Những nhà lănh đạo Hoa Kỳ nếu muốn nước Mỹ vĩ đại th́ phải tận lực phát huy những giá trị trường cửu mà Thomas Jefferson đă đề ra trong Tuyên Ngôn Độc Lập.
Tác giả : Huỳnh Kim Quang
Nguồn: Việt Báo
Ngày đăng: 2020-07-04