Tin Joe Biden có thể sửa chữa "đổ vỡ" Mỹ-Âu dưới thời Tổng thống Trump. Như vậy châu Âu đang quá ngây thơ? Các chuyên gia nói ǵ về điều này?
Nhiều nhà ngoại giao châu Âu cho rằng, nước Mỹ dưới sự lănh đạo của Joe Biden có thể khôi phục lại quan hệ nồng thắm với các đồng minh.
Trang Business Insider đăng tải, các chuyên gia thương mại và nhà ngoại giao châu Âu tin rằng, nếu trở thành tổng thống Mỹ, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden có thể giúp khôi phục mối quan hệ Mỹ-Anh, sửa chữa những đổ vỡ ngoại giao gây ra bởi chính quyền Tổng thống Donald Trump, cũng như thúc đẩy khả năng hoàn thành một thỏa thuận thương mại xuyên đại tây dương.
Kể từ khi ông Trump lên nắm quyền vào năm 2016, liên minh xuyên đại tây dương giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu không ngừng xói ṃn. Tuy nhiên, đang ngày càng có nhiều ư kiến lạc quan trong giới ngoại giao châu Âu rằng, sự căng thẳng này có thể sẽ chấm dứt nếu ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới.
Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden (ảnh: getty)
"Rất nhiều thứ sẽ thay đổi khi Biden chiến thắng", một nhà ngoại giao cấp cao người Anh giấu tên chia sẻ. "… thay v́ một chính sách đơn phương nước Mỹ là duy nhất, với Biden bạn sẽ thấy cách tiếp cận là 'hăy làm việc với các đồng minh để cùng t́m ra giải pháp'".
Ư kiến trên nhận được sự đồng t́nh từ cố vấn chính sách đối ngoại của ông Biden, Antony Blinken. Hồi đầu năm nay, chính ông Blinken đă đưa ra những tín hiệu về khả năng cựu phó tổng thống Mỹ sẽ tái thiết loạt kết nối giữa Washington với các cơ chế đa phương.
"Khi Joe Biden nh́n vào thế giới, có một thứ nổi bật", Blinken nói với tổ chức tư vấn chính sách Chatham House. "Cho dù thích hay không, thế giới sẽ không tự ḿnh tổ chức, và trong hơn 75 năm, Mỹ đă giữ vai tṛ lănh đạo trong việc tổ chức, thiết lập các thể chế, viết nên các quy định và h́nh thành các quy phạm".
"Nếu chúng tôi không làm điều đó th́ một trong hai thứ sẽ xảy ra. Hoặc là người khác thực hiện và có lẽ sẽ không theo cách thúc đẩy các lợi ích và giá trị của chúng tôi; hoặc không ai làm ǵ, và điều đó thậm chí c̣n tồi tệ hơn", ông Blinken giải thích. "V́ vậy, Mỹ có trách nhiệm và lợi ích trong việc lănh đạo [thế giới] một cách khiêm nhường".
Chia cắt giữa Washington và các đồng minh đặc biệt thể hiện rơ tại Anh, nơi mối quan hệ với Mỹ được kiểm nghiệm với quyết định của London là kư kết hợp đồng với tập đoàn Trung Quốc Huawei. Bất chấp sự phản đối và cả đe dọa từ chính quyền Trump, Anh vẫn đồng ư để gă khổng lồ công nghệ viễn thông châu Á tham gia phát triển mạng lưới 5G của ḿnh.
Mặc dù vậy, không có nghĩa là Biden sẽ chọn hướng đi hàn gắn với Trung Quốc. Trong thực tế ứng cử viên tổng thống cho thấy ḿnh sẽ triển khai một lập trường cứng rắn tương tự như của Donald Trump trước Bắc Kinh; ông thậm chí c̣n phê phán Trump v́ quá "mềm mỏng" đối với Trung Quốc.
"Trong vấn đề này, Đảng Dân chủ cũng cứng rắn như Đảng Cộng hoà", phó chủ tịch cấp cao về châu Âu, Âu-Á và Bắc cực tại tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Heather Conley chỉ ra.
Tuy nhiên, theo bà "chiến thuật sẽ rất khác biệt". "Chính quyền Biden sẽ không áp thuế và gây ra chiến tranh thương mại với các đồng minh của ḿnh", bà Conley nói. "Họ sẽ cố gắng thuyết phục các đồng minh giảm phụ thuộc vào đầu tư Trung Quốc, đặc biệt trong viễn thông. Tuy nhiên, thông điệp sẽ vẫn không đổi".
Một nhà ngoại giao Anh khác nhận định: "Các vấn đề như thể hiện một lập trường cứng rắn với Trung Quốc hay Iran – những thứ đó sẽ là xương sống của tranh căi. Biden người tin tưởng vào đồng minh, vào sự khác biệt giữa sai với đúng và vào lập trường đạo đức của Mỹ khi là quốc gia lănh đạo thế giới tự do. Tuy nhiên, họ đồng ư là điều đó phải giành được".
Giọng điệu không thân thiện của ông Biden trước Trung Quốc chứng tỏ mối quan hệ Anh-Mỹ có thể được xác định thông qua cách Thủ tướng Anh Boris Johnson chọn để cư xử với Bắc Kinh.
Chưa chính thức tuyên bố rút Anh khỏi hợp đồng với Huawei nhưng trong tuần vừa qua, ông Johnson cho biết sẽ suy nghĩ "rất cẩn trọng" về liệu có tiếp tục thỏa thuận hay không. Lí do đưa ra là ông "không muốn nh́n thấy các hạ tầng cơ sở chủ chốt của Anh phải đối mặt với nguy cơ bị kiểm soát bởi các công ty quốc gia có tiềm năng thù địch".
Joe Biden và cựu Thủ tướng Anh David Cameron (ảnh: getty)
Một thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh sẽ vẫn là thách thức.
Theo bà Conley, quyết định của chính quyền Johnson có thể sẽ bị ảnh hưởng một phần do những đánh giá từ phía Anh rằng, Quốc hội Mỹ sẽ không thông qua một hiệp định thương mại nếu thỏa thuận với Huawei trở thành hiện thực.
"Những ǵ tôi chứng kiến trong vài tuần vừa qua là một sự thay đổi đáng kể trong lập trường của Anh – có thể đến từ những diễn biến xung quanh hiệp định thương mại tự do Anh-Mỹ và suy nghĩ, Quốc hội Mỹ sẽ không thông qua hiệp định thương mại tự do nếu vấn đề Huawei không được giải quyết; hoặc do có nhiều áp lực từ các kênh t́nh báo và các thứ khác khiến chính phủ phải đưa ra quyết định là phải thay đổi lập trường", bà Conley nói.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia thương mại cũng bày tỏ sự lạc quan về sự thay đổi mà ông Biden có thể đem tới cho thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh.
Trong khi ảnh hưởng của một hiệp định như vậy sẽ không đáng kể về mặt kinh tế - chỉ thúc đẩy nền kinh tế thêm 0,16% trong 15 năm – London nhận định, hiệp định sẽ là một thắng lợi chính trị lớn, đồng thời đánh dấu một kỷ nguyên mới của thương mại toàn cầu hậu Brexit.
Học giả cấp cao Gary Hufbauer từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson dự đoán, chính quyền Biden gần như chắc chắn sẽ sẵn ḷng nhượng bộ đối với một số điểm quan trọng trong đàm phán. Ví dụ như lập trường của ông Biden về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm "sẽ gần như không kiên quyết như của chính quyền Trump; v́ vậy nó sẽ giúp cho mọi thứ dễ dàng hơn trong thỏa thuận với Anh", ông Hufbauer nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo chuyên gia về thương mại James Kane từ Viện Chính phủ Anh, chính quyền Biden gần như chắc chắn sẽ không bỏ qua những yêu cầu về nông nghiệp. "Mục tiêu của Mỹ luôn là đưa sản phẩm nông nghiệp Mỹ vào thị trường Anh", ông Kane đánh giá. "Mỹ từng làm vậy với Liên minh châu Âu dưới thời Obama và tôi không nghĩ họ sẽ làm điều ǵ quá khác biệt dưới thời Tổng thống Biden".
"Một phần rất lớn trong chính sách thương mại của Mỹ là đồng thuận hai đảng. Nó luôn đặt Nước Mỹ là trên hết. Trump chỉ là người đầu tiên thể hiện chúng bằng những thuật ngữ nghiệt ngă như vậy thôi", ông Kane kết luận.
VietBF@ sưu tầm.