Đức giải tán bớt đặc nhiệm KSK sau khi phát hiện 'ổ' phát xít mới. Những thành phần cực đoan vẫn tồn tại trong đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Đức trong nhiều năm qua. Chính vụ phát hiện một lượng lớn thuốc nổ dưới ḷng đất đang là “báo động đỏ” là ggiotj nước tràn ly.
Bộ trưởng Quốc pḥng Đức ngày 1/7 tuyên bố sẽ giải tán một phần của KSK, lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của nước này, và cho biết lực lượng này đă bị những thành phần cực hữu xâm nhập, theo New York Times.
Bà Annegret Kramp-Karrenbauer nói một trong bốn đại đội của KSK đang có quá nhiều thành phần cực hữu và sẽ bị giải tán.
Phần c̣n lại của lực lượng đặc nhiệm này có đến cuối tháng 10 để cải tổ cách tuyển quân, huấn luyện và lănh đạo, trước khi được tập trận hay tham gia nhiệm vụ quốc tế.
KSK đang tập luyện ở Magdeburg, Đức năm 2017. Ảnh: AP.
Phát hiện số thuốc nổ lớn
“KSK không thể tiếp tục theo dạng hiện tại”, bà Kramp-Karrenbauer nói tại một buổi họp báo, mô tả “sự tự cao không lành mạnh” và “văn hóa lănh đạo độc hại” bên trong đơn vị, môi trường đang “cổ xúy cho xu hướng cực đoan”.
Sáu tuần trước đó, các nhà điều tra phát hiện số lượng lớn đạn dược, thuốc nổ bị đánh cắp và các bộ sưu tập liên quan tới Đức Quốc Xă, tại nhà riêng của một thượng sĩ đă phục vụ trong KSK từ năm 2001.
Đại đội của người này đă là tâm điểm của một bê bối kéo dài về một bữa tiệc cách đây ba năm. Tại buổi tiệc đó, những người lính đă chào kiểu Hitler và bật nhạc rock phát xít mới, theo New York Times.
Vụ phát hiện thuốc nổ nói trên phản ánh “khía cạnh mới” của chủ nghĩa cực hữu, t́nh trạng xảy ra ở những người được huấn luyện và trang bị vũ khí để bảo vệ nền dân chủ của Đức, Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer nói.
Sau đó, các lănh đạo quân đội và chính khách đă đưa ra hàng loạt sáng kiến, dù giới phê b́nh cho là đă hơi quá muộn. Một ủy ban được thành lập để báo cáo về tư tưởng cựu hữu trong hàng ngũ đặc nhiệm. Luật được sửa đổi để cho phép sa thải các lính cực hữu dễ hơn.
Quan trọng hơn là KSK và toàn quân được lệnh phải t́m ra tổng số đạn dược, vũ khí mất tích: 48.000 viên đạn, 62 kg thuốc nổ. Những con số này làm dấy lên lo ngại rằng vụ phát hiện thuốc nổ vừa qua chỉ là phần nổi của tảng băng.
Vũ khí thu giữ được từ cuộc bố ráp một phong trào phát xít mới ở Đức. Ảnh: dpa.
Tướng Eberhard Zorn, thanh tra trưởng của lực lượng vũ trang, cho biết số thuốc nổ trên là loại mà KSK sử dụng để cho nổ mặt tiền ṭa nhà trong các chiến dịch ở nước ngoài.
“Không phải loại nhỏ đâu”, ông nói. “Tôi rất lo lắng”.
Những quan chức khác cũng lo lắng. “Chúng ta có ổ khủng bố trong quân đội hay không? Tôi chưa từng nghĩ phải hỏi câu đó, nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi”, Patrick Sensburg, nghị sĩ bảo thủ trong ủy ban giám sát t́nh báo của Quốc hội Đức, cho biết.
Tư lệnh của lực lượng KSK, tướng Markus Kreitmayr, viết bức thư ba trang cho lính của ḿnh sau vụ phát hiện thuốc nổ, trong đó ông nói thẳng với các thành phần cực hữu: “Các bạn không xứng đáng t́nh đồng đội”.
Ông kêu gọi họ tự rời đơn vị. “Nếu không, các bạn sẽ nhận ra rằng chúng tôi sẽ t́m và loại bỏ các bạn”.
Tồn tại đă lâu?
Bà Kramp-Karrenbauer nói sẽ tăng cường điều tra xem các trường hợp cực đoan trong quá khứ có phải là một mạng lưới với các trường hợp bị phát hiện gần đây hay không.
Bà cũng cho biết muốn gắn kết KSK với lực lượng quân đội nói chung và tăng giám sát đối với đơn vị này. Các buổi tập luyện tách riêng giờ sẽ được làm chung, kiểm tra an ninh với lính mới sẽ được siết chặt và số năm mà lính có thể phục vụ trong cùng đại đội sẽ được giới hạn.
Một báo cáo được tŕnh lên bộ trưởng Quốc pḥng gần đây kết luận rằng một phần của KSK đă nằm ngoài sự chỉ đạo của quân đội, và trở nên khá độc lập những năm qua.
Nhưng không chỉ ở KSK, mà trên toàn quân, đạn dược, thuốc nổ đă bị mất tích, theo Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer.
Christoph Gramm, người đứng đầu lực lượng quân báo của Đức, nói cơ quan của ông đang điều tra 600 lính, trong đó 20 là từ KSK.
Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer cũng nói rằng lực lượng quân báo cũng không hoàn thành nhiệm vụ giám sát và t́m ra các thành phần cực đoan trong những năm gần đây.
Lực lượng KSK tṛn 25 tuổi vào năm sau. Nhiều người hy vọng đến khi đó, KSK có thể loại bỏ những thành phần cực hữu. Nhưng để được vậy, giới chức cần phải làm được cam kết là “chiếu sáng mọi ngóc ngách trong các thể chế (quân đội) ở Đức”, nghị sĩ Eva Högl, phụ trách các vấn đề lực lượng vũ trang trong Quốc hội Đức, cho biết.
Những năm đầu thập niên 2000, thành viên tổ chức khủng bố phát xít mới có tên Quốc Xă Ngầm, giết chết 9 người nhập cư và một cảnh sát trong ṿng trên 7 năm. Một trong những kẻ sát nhân từng là lính.
Chưa hết, những “nội gián” trong cơ quan t́nh báo quân đội của Đức đă nhận tiền để che giấu lănh đạo của nhóm và xây dựng mạng lưới cho nhóm. Khi vụ việc ra ṭa, c̣n lộ thêm thông tin là những tài liệu quan trọng đă bị cơ quan quân báo tiêu hủy.
Nghị sĩ Högl chính là người đă tham gia vào cuộc điều tra của Quốc hội nhắm vào bê bối nói trên, hay c̣n gọi là bê bối NSU. “Hai thập kỷ rồi, chúng tôi vẫn không biết giới chức đă biết những ǵ”, bà nói. “Lần này, mọi thứ phải khác”.
VietBF@ sưu tầm.