Một lô hàng gồm các sản phẩm tóc và phụ kiện làm đẹp bị nghi ngờ là làm từ tóc của những người bị nhốt trong trại cải tạo của Trung Quốc bị các nhà chức trách liên bang Mỹ ở New York bắt giữ hôm thứ Tư 1/7.
Một cơ sở được cho là một trại cải tạo của Trung Quốc ở Tân Cương, ảnh chụp hồi tháng 6/2019
Các quan chức Hải quan và Biên pḥng Hoa Kỳ (CBP) nói với hăng tin AP rằng lô hàng có trọng lượng 11,8 tấn và trị giá ước tính là 800.000 đô la.
“Việc sản xuất những hàng hóa này cấu thành hành vi xâm hại nhân quyền rất nghiêm trọng, và việc thu giữ này nhằm gửi đi một thông điệp rơ ràng và trực tiếp tới tất cả các bên muốn làm ăn với Hoa Kỳ rằng các hành vi bất hợp pháp và vô nhân đạo sẽ không được chấp nhận trong chuỗi cung của Mỹ”, bà Brenda Smith, trợ lư ủy viên điều hành của Văn pḥng chuyên trách về thương mại thuộc CBP, phát biểu.
Đây là lần thứ hai trong năm nay, CBP thực hiện một trong những lệnh thu giữ hiếm hoi của họ đối với các lô hàng tóc bện từ Trung Quốc, căn cứ vào mối nghi ngờ rằng những người làm ra các sản phẩm đó phải chịu những xâm hại về nhân quyền.
Các lệnh này được áp dụng để tạm giữ các container hàng tại các cảng nhập cảnh ở Hoa Kỳ cho đến khi CBP có thể điều tra về những cáo buộc.
Lô hàng bị thu giữ hôm 1/7 gồm các sản phẩm do công ty Lop County Meixin Hair Product sản xuất.
Hồi tháng 5, một vụ thu giữ hàng tương tự đă được thực hiện đối với công ty Hetian Haolin Hair Accessories, mặc dù hàng của công ty này là tóc bện từ sợi tổng hợp, không phải tóc người, CBP cho biết.
Cả hai hăng xuất khẩu này đều ở Tân Cương, tỉnh vùng xa ở miền tây Trung Quốc. Tại đó, trong 4 năm qua, chính phủ Trung Quốc đă giam cầm khoảng 1 triệu người dân tộc thiểu số Tuốc, hoặc hơn thế.
Những người dân tộc thiểu số bị giam trong các trại tập trung và các nhà tù, ở đó, họ bị nhồi sọ về tư tưởng, buộc phải bỏ đạo và từ bỏ ngôn ngữ của họ, cũng như bị xâm hại thân thể.
Trung Quốc lâu nay vẫn ngờ vực rằng người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu theo đạo Hồi, có khuynh hướng ly khai v́ khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo.
Các bài tường thuật của AP và các hăng tin khác nhiều lần cho thấy rằng những người ở bên trong các trại giam và nhà tù, mà các nhà hoạt động gọi là “các nhà máy hắc ám”, phải gia công đồ thể thao và quần áo cho các thương hiệu nổi tiếng của Hoa Kỳ.