Một nghiên cứu cáo buộc Trung Quốc đă triệt sản một số phụ nữ Duy Ngô Nhĩ để giảm dân số, khiến nhiều nghị sĩ quốc tế kêu gọi Liên Hợp quốc phải mở cuộc điều tra.
Theo báo cáo của nhà nhân chủng học người Đức Adrian Zenz được viện nghiên cứu và phân tích Jamestown Foundation có trụ sở tại Washington công bố hôm 29/6, nhiều phụ nữ Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đang bị dọa đưa vào trại cải tạo nếu từ chối phá thai do sinh con vượt kế hoạch. Báo cáo dựa trên sự kết hợp dữ liệu chính thức, tài liệu chính sách và các cuộc phỏng vấn với phụ nữ dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
Báo cáo chỉ ra rằng những phụ nữ sinh một con, ít hơn giới hạn hợp pháp hai con, đă bị đặt ṿng tránh thai ngoài ư muốn. Một số phụ nữ nói rằng họ bị ép phẫu thuật triệt sản.
Những người từng bị đưa vào các trại cải tạo cho biết họ bị tiêm thuốc làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt, hoặc gây chảy máu bất thường, tương ứng với tác dụng của thuốc tránh thai. Các tài liệu của chính phủ do Zenz nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc khu vực nông thôn ở Tân Cương thường xuyên bị quan chức y tế địa phương bắt kiểm tra phụ khoa và thử thai hai tháng một lần.
Hai phụ nữ dân tộc Duy Ngô Nhĩ ngồi trước một biển quảng cáo bia gần chợ ở Kashgar, Tân Cương tháng 8/2011. Ảnh: Reuters.
Zenz nhận thấy mức tăng dân số ở các khu vực của Tân Cương, nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số, giảm xuống dưới mức trung b́nh so với các khu vực chủ yếu là người Hán trong các năm 2017 và 2018, một năm sau khi tỷ lệ triệt sản trong khu vực vượt qua tỷ lệ trung b́nh quốc gia.
Trung Quốc dường như đang sử dụng biện pháp tránh thai cưỡng chế ở Tân Cương như một phần của "kế hoạch lớn hơn về thống trị chủng tộc", Zenz viết trong báo cáo. "Những phát hiện này làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng về việc liệu các chính sách của Bắc Kinh tại Tân Cương có thể bị coi là chiến dịch diệt chủng về nhân khẩu học" theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, Zenz cho hay. Ông cũng nói rằng hàng trăm triệu USD mà chính phủ đổ vào kiểm soát sinh sản đă biến Tân Cương từ một trong những khu vực phát triển nhanh nhất Trung Quốc trở thành nơi chậm nhất chỉ trong vài năm.
Zenz là một nhà nhân chủng học và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trị an tại các khu vực dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Ông nổi tiếng với các công tŕnh nghiên cứu về trại cải tạo ở Tân Cương.
Theo một cuộc điều tra của AP dựa trên thống kê của chính phủ, tài liệu nhà nước và các cuộc phỏng vấn với 30 người từng ở trại cải tạo, thành viên gia đ́nh và quản lư trong trại, dù phụ nữ từng lên tiếng về kiểm soát sinh đẻ bắt buộc ở Tân Cương, thực tế cho thấy hoạt động này được triển khai rộng khắp và có hệ thống hơn rất nhiều. Chính quyền thường xuyên cho hàng trăm ngh́n phụ nữ thiểu số thử thai, triệt sản và thậm chí phá thai. Ngay cả khi việc sử dụng ṿng tránh thai và triệt sản đă giảm trên toàn quốc, con số vẫn tăng mạnh ở Tân Cương.
Theo AP, đẻ nhiều con là lư do chính khiến mọi người bị đưa đến các trại cải tạo, trừ khi họ phải nộp khoản tiền phạt rất lớn. Cảnh sát sẽ đến tận nhà kiểm tra nếu nghi ngờ gia đ́nh sinh con vượt kế hoạch.
Sau khi Gulnar Omirzakh, một người Kazakh gốc Hoa, sinh con thứ ba, chính quyền đă ra lệnh cho ấy đặt ṿng tránh thai. Hai năm sau, tháng 1/2018, 4 quan chức đến gơ cửa nhà cô. Họ cho Omirzakh, người vợ nghèo khổ của người bán rau đang bị giam, ba ngày để nộp phạt 2.685 USD v́ sinh con thứ ba.
Kết quả của chiến dịch kiểm soát sinh sản là tỷ lệ sinh ở các khu vực chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ ở Hotan và Kashgar giảm hơn 60% từ năm 2015 đến 2018. Trên toàn khu vực Tân Cương, tỷ lệ sinh tiếp tục giảm mạnh, gần 24% năm ngoái so chỉ 4,2% trên toàn quốc.
VietBF@sưu tập