Đông Nam Á t́m cách giảm phụ thuộc Trung Quốc hậu Covid-19. Sau Covid-19, các nước Đông Nam Á được cho là đang nỗ lực t́m cách khôi phục nền kinh tế mà không trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Bắc Kinh đang tích cực củng cố mối quan hệ với khối ASEAN và cả các quốc gia Đông Á nhằm tận dụng lợi thế của khu vực là nơi hiếm hoi hồi phục sớm từ đại dịch. Đồng thời, rạn nứt giữa Washington và khu vực cũng ngày càng sâu sắc hơn.
Container hàng hóa xếp tại cảng nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải, Trung Quốc, hồi tháng 8 năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Covid-19 ít nghiêm trọng hơn ở Đông Nam Á so với những phần khác của thế giới. 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, chỉ ghi nhận hơn 136.000 ca nhiễm nCoV kể từ thời điểm dịch bùng phát, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong khi đó ở Trung Quốc, nơi đầu tiên dịch bùng phát hồi tháng 12 năm ngoái, Covid-19 có vẻ đang được kiểm soát tốt. Những điều kiện này cho phép Trung Quốc, ASEAN và các quốc gia Đông Á đẩy nhanh tốc độ khôi phục nền kinh tế.
Dù giao dịch thương mại với nước ngoài của Trung Quốc 5 tháng đầu năm nay đă giảm 8%, giao dịch với các thành viên ASEAN vẫn tăng 0,9%, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc. ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong quư một năm nay, chiếm vị trí mà Liên minh châu Âu đă nắm giữa suốt nhiều năm.
Tầm quan trọng của ASEAN đối với Trung Quốc càng gia tăng khi Bắc Kinh và Washington xảy ra chiến tranh thương mại. Năm ngoái, ASEAN vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc đứng thứ 4 và 5.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đă là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN suốt nhiều năm.
Tại hội nghị thượng đỉnh của các lănh đạo ASEAN hôm 26/6, mối quan ngại về vấn đề Biển Đông trở thành chủ đề nổi bật. Tuy nhiên, chương tŕnh nghị sự cũng đề cập nhiều tới t́nh trạng kinh tế toàn cầu suy yếu bởi Covid-19 và làm thế nào các nền kinh tế vừa phải đối mặt với cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất suốt nhiều thập kỷ có thể hồi phục.
Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales ở Australia, cho rằng hiện tại, lập ra một kế hoạch hồi phục là ưu tiên hàng đầu của các lănh đạo ASEAN.
"Họ sẽ t́m cách tách bạch việc khôi phục kinh tế với những căng thẳng hiện tại trên Biển Đông", ông nói.
Thương mại là ch́a khóa hồi phục và các lănh đạo ASEAN sẽ không để những vấn đề chính trị làm ảnh hưởng tới bức tranh lớn hơn, theo Collin Koh, chuyên gia cấp cao tại Trường nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
"Chính phủ các nước ASEAN, chịu tác động không nhỏ từ khu vực doanh nghiệp, vẫn sẽ đặt ưu tiên vào thương mại với Trung Quốc, dù những nền kinh tế này đă liên kết chặt chẽ hơn và họ đều hiểu được triết lư 'không nên đặt tất cả trứng vào một giỏ'', Koh nhận định.
Trung Quốc thậm chí đang thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ hơn. Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Đặng Tích Quân tháng trước cho biết mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn giữa Bắc Kinh và khối là ch́a khóa quan trọng trong nỗ lực chống lại tác động từ Covid-19 và giúp "ổn định nền kinh tế cũng như bảo vệ nền công nghiệp và chuỗi cung ứng của khu vực".
Ông liệt kê những lĩnh vực cần thúc đẩy, bao gồm hiệp định thương mại tự do Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang được đề xuất, phát triển thương mại điện tử, sản xuất thông minh và mạng viễn thông 5G.
Trung Quốc, cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản, c̣n dự kiến đóng góp cho một quỹ phản ứng với Covid-19 của ASEAN.
Nhưng về lâu dài, Koh cho rằng các quốc gia Đông Nam Á cần thu được bài học từ dịch bệnh, ví dụ như tác động của t́nh trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và yêu cầu đa dạng hóa.
Theo Koh, một số quốc gia đang t́m cách giảm phụ thuộc vào nguồn khách du lịch đến từ Trung Quốc, đồng thời t́m kiếm thêm những khách hàng nước ngoài mới, trong khi vẫn giữ Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, và đa dạng hóa cả các nhà cung cấp.
"Đă chứng kiến hoặc trải nghiệm cách mà Trung Quốc sử dụng đ̣n bẩy kinh tế như một công cụ cưỡng chế, chúng ta sẽ nh́n thấy các thành viên ASEAN t́m cách thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế thông qua việc thu hút các khoản đầu tư khác ngoài Trung Quốc", Koh b́nh luận. "Dịch bệnh cùng với tâm lư hoài nghi về những dự định dài hạn của Trung Quốc, sẽ dần kéo họ ra xa".