Ấn Độ lên kế hoạch áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và mức thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng hai nước sau vụ xung đột đẫm máu ở biên giới.
Bộ Thương mại Ấn Độ đang đánh giá riêng các biện pháp phi thuế quan để kiểm tra hàng nhập khẩu của Trung Quốc để tránh phạm luật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các biện pháp như vậy sẽ bao gồm kiểm tra nhiều hơn, thử nghiệm sản phẩm và chứng nhận chất lượng nâng cao.
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ cũng hoàn thiện các tiêu chuẩn khắt khe hơn cho 370 sản phẩm, để đảm bảo các mặt hàng có thể được sản xuất tại địa phương, không phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong đó có các sản phẩm như hóa chất, thép, điện tử, đồ nhựa.
Ấn Độ lên kế hoạch siết chặt hàng nhập khẩu tư Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng 2 nước leo thang. (Ảnh: bBoomberg)
Đồng thời, các thảo luận về tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm bao gồm đồ nội thất, máy nén cho điều ḥa không khí và linh kiện ô tô... cũng đang được thực hiện. Đề xuất này đang được Bộ Tài chính Ấn Độ đánh giá trong bối cảnh chính phủ nước này đẩy mạnh sản xuất trong nước.
Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Ấn Độ, với các giao dịch mua bao gồm hàng điện tử, máy móc công nghiệp và hóa chất hữu cơ trị giá gần 70 tỷ USD năm 2019. Theo đó, Bắc Kinh được hưởng thặng dư thương mại khoảng 50 tỷ USD với New Delhi.
Nhu cầu thay thế nhập khẩu bắt đầu tại Ấn Độ sau khi sự gián đoạn đối với nguồn cung nguyên liệu thô từ Trung Quốc do đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, vụ ẩu đả giữa quân đội hai nước hôm 15/6 tại khu vực thung lũng Galwan, cách mốc tuần tra 14 (PP-14) ở LAC khoảng 1 km đă “thêm dầu vào lửa”, hối thúc Ấn Độ đẩy nhanh tiến tŕnh phụ thuộc chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
Sau vụ đụng độ giữa quân đội hai nước, làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc tái bùng phát ở Ấn Độ.
Theo Times of India, một cuộc khảo sát online trên trang LocalCircles tại Ấn Độ cho thấy, có tới 87% trong số 32.000 người được hỏi tuyên bố sẽ không bán và không sử dụng hàng hóa “Made in China” trong ṿng ít nhất một năm.
Trước đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp Ấn Độ cũng đồng loạt kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.
Bộ Viễn thông Ấn Độ ra lệnh cho các hăng dịch viễn thông nhà nước, cũng như tư nhân ngừng mọi thỏa thuận với doanh nghiệp Trung Quốc. Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng bị cấm tham gia đấu thầu mọi dự án phát triển hạ tầng viễn thông Ấn Độ, bao gồm kế hoạch nâng cấp dịch vụ 5G.
Hôm 16/6, Liên minh các Thương nhân Ấn Độ (CAIT) đă công bố một danh sách bao gồm hơn 500 sản phẩm Trung Quốc bị tẩy chay. Tổng Thư kư của tổ chức này ông Praveen Khandelwal yêu cầu những người nổi tiếng không được đại diện h́nh ảnh cho các sản phẩm của Trung Quốc.
VietBF@sưu tập