Hăng tin ABS&CBN của Philippines đă gọi công hàm của Indonesia gửi tổng thư kư Liên Hiệp Quốc mới đây là "quả bom ngoại giao mới của Indonesia chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông".
Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo thị sát một tàu chiến ở vùng biển Natuna - Ảnh: mediasulsel.com
Hăng tin này viết: "Quả bom này được ném ra dưới h́nh thức một công hàm gửi cho Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 26-5, nêu một phán quyết mang tính lịch sử của Ṭa án trọng tài thường trực (PCA) năm 2016 trong vụ kiện của Philippines chống lại bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc.
Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, công hàm này đă gây tiếng vang lớn và rơ ràng trong pḥng quốc yến ở Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, trụ sở của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc".
Vùng dậy
Thông tấn xă Bernama của Malaysia "nhấn nhá" tới lui thái độ của Indonesia: "Công hàm này nhấn mạnh rằng Chính phủ Indonesia ủng hộ phán quyết bởi PCA nghiêng về phía Philippines…".
Công hàm do trưởng phái bộ Indonesia tại LHQ gửi LHQ viết: "Indonesia nhắc lại rằng bản đồ đường chín đoạn ngụ ư yêu sách quyền lịch sử rơ ràng là thiếu cơ sở pháp lư quốc tế và hầu như là nhằm đảo lộn UNCLOS 1982 [Công ước LHQ về Luật biển]".
Bản tin cũng trích dẫn công hàm: "Là một quốc gia thành viên của UNCLOS 1982, Indonesia luôn kêu gọi tuân thủ hoàn toàn luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Indonesia tuyên bố không bị ràng buộc bởi bất kỳ yêu sách nào trái với luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS 1982".
Mệnh đề "bất kỳ yêu sách nào trái với luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS 1982" nặng nề ở chỗ ai cũng hiểu là nói đến yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, song "không thèm" nêu đích danh!
Nhưng công hàm cũng không ngần ngại phản bác trực diện, viện dẫn Ṭa The Hague: "Quan điểm này đă được ṭa khẳng định bằng phán quyết ngày 12-7-2016 rằng bất kỳ quyền lịch sử nào mà nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa có thể đă có với các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật đều đă được thay thế bởi ranh giới các khu vực hàng hải được quy định bởi UNCLOS 1982".
Đây là sự đáp trả mạnh mẽ những luận điệu trước giờ của Bắc Kinh, khi nại ra những thí dụ về quyền lịch sử, tỉ như ông đô đốc này từng tới đó, dân Tàu từng đánh cá ở đó thời xa xưa. Như mọi tranh chấp đất đai hay vùng biển, ai cũng phải tôn trọng giấy tờ sổ sách và pháp luật!
Bởi thế, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á Gregory Poling mới diễn nghĩa với Thông tấn xă Bermana: "Công hàm này là lần đầu tiên một nước láng giềng của Philippines tại Đông Nam Á đứng lên và tán thành một cách rơ ràng thắng lợi trọng tài năm 2016 trước Trung Quốc. Các quan chức ở Jakarta đă thúc đẩy điều này suốt bốn năm, và có vẻ như cuối cùng họ đă chiến thắng nỗi sợ chính trị về Trung Quốc".
Trực diện
Thiệt ra, công hàm của phái bộ Indonesia tại LHQ chỉ là một tiếp nối bằng văn bản chính thức những ǵ mà cả tổng thống và bộ trưởng ngoại giao nước này đă phát biểu từ đầu năm.
Tổng thống Joko Widodo trao đổi với báo giới khi thăm căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna ngày 8-1 - Ảnh: AFP
Ngày 8-1, Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đích thân đến thăm đảo Natuna, bước lên tàu hải quân đi một ṿng quanh đảo rồi gặp gỡ các ngư dân nước này. Nhân dịp đấy, ông khẳng định quyền khai thác tài nguyên của nước ông trong khu vực đặc quyền kinh tế và tuyên bố tại căn cứ hải quân Lamba: "Tôi đến đây để đảm bảo việc thực thi quyền chủ quyền của chúng ta. Indonesia có quyền bắt giữ hay đuổi đi các tàu nước ngoài khai thác trái phép tài nguyên của chúng ta trong vùng đặc quyền kinh tế này".
Ông nói thêm rằng việc Trung Quốc gia tăng số tàu tại khu vực này từ tháng 12-2019 là vi phạm luật pháp quốc tế.
Trước đó, hôm 6-1-2020, trong một phiên họp nội các toàn thể, ông Jokowi quả quyết "không có chuyện thương thuyết chủ quyền". Chuyến thăm Natuna của ông diễn ra một tuần sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố ngư dân Trung Quốc có quyền tự do hoạt động trong "ngư trường truyền thống".
Sau khi các tàu Trung Quốc đổ về đây và được tàu hải cảnh hộ tống, ông Jokowi đă ra lệnh tăng cường lực lượng hải quân Indonesia và điều động 4 chiến đấu cơ F-16 tới biểu dương lực lượng. Ông cũng kêu gọi ngư dân đưa tàu ra thật đông: 120 tàu đánh cá Indonesia đă có mặt.
Một ngày sau chuyến thăm Natuna của Tổng thống Jokowi cũng như việc máy bay không quân Indonesia xuất hiện, Reuters loan tin tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc đă rút đi.
Cũng trong chiều hướng này, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno L.P. Marsudi, trong cuộc họp báo chính sách ngoại giao đầu năm tổ chức cùng ngày 8-1 với chuyến thăm Natuna của ông Jokowi, tuyên bố: "Về việc bảo vệ chủ quyền lănh thổ của Indonesia…, như mọi nước khác, vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ là bất khả thương lượng. Lănh thổ và chủ quyền của Indonesia không thể nào đem ra mặc cả bởi bất cứ ai vào bất cứ lúc nào".
Nhân dịp này, bà Marsudi tuyên bố: "Tôi muốn nhắc lại một nguyên tắc liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền trong vùng biển Indonesia. Bất kỳ yêu sách nào bởi bất cứ ai đều phải phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982". Đây chính là nội dung trong công hàm gửi cuối tháng 5.
Tiền lệ nguy hiểm
Tờ Jakarta Post 6-1-2020 chạy tít: "Trung Quốc đang đùa với lửa qua những yêu sách tại vùng biển Natuna". Báo đánh giá t́nh h́nh: "Giờ vấn đề là phải ngăn chặn những va chạm đă kéo dài cả năm qua giữa ngư dân Indonesia và Trung Quốc, vốn về sau thường được các tàu hải quân Trung Quốc bảo vệ, leo thang trở thành một cuộc tranh căi lớn hơn giữa hai nước".
Theo báo này, Bắc Kinh đă chủ ư sinh sự: "Tuần trước, những tuyên bố thẳng thừng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về quần đảo Natuna gây sốc cho nhiều người Indonesia. Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhấn mạnh rằng ngư dân Trung Quốc được tự do đánh bắt cá trong khu vực đánh cá truyền thống của họ, một phần chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia".
Theo Jakarta Post, ông Cảnh Sảng đă chọc giận người dân Indonesia với tuyên bố thách thức: "Bất chấp Indonesia có chấp nhận hay không, sẽ chẳng có ǵ thay đổi với sự thật khách quan Trung Quốc có quyền và lợi ích trên các vùng biển liên quan".
Tờ báo nhắn nhủ: "Indonesia tới giờ đă luôn tránh xa các tranh căi [ở Biển Đông], song giờ Jakarta không thể tiếp tục giữ lập trường đấy nữa. ASEAN hiện đối diện một t́nh h́nh mới, trong đó thành viên quan trọng nhất nay cũng sẽ dính líu trực tiếp vào vấn đề nhạy cảm này".
Tác giả bài báo không quên cảnh báo Chính phủ Indonesia: "Chính phủ sẽ gặp rắc rối trong nước nếu không tỏ ra vững vàng trong việc đảm bảo ǵn giữ quyền kiểm soát Natuna".
Rắc rối đó là ǵ? Jakarta Post giải thích: "Trong giới quân đội Indonesia, tâm lư chung là quan điểm của Trung Quốc là hoàn toàn không thể chấp nhận và phải có những hành động cụ thể tại chỗ".
Nếu biết Bộ trưởng Quốc pḥng đương nhiệm Prabowo Subianto là đối thủ hai lần tranh chấp ghế tổng thống với ông Jokowi và là một nhân vật không ưa Trung Quốc, có thể hiểu tờ Jakarta Post định ám chỉ ǵ.
Tờ The Strategist chuyên phân tích chiến lược của Úc từng mô tả nhân vật Prabowo: "Trong các cuộc tranh luận bầu cử tổng thống năm 2014, phần tranh luận của cựu tướng Prabowo Subianto về mối đe dọa của Trung Quốc với sự toàn vẹn lănh thổ hàng hải của các quốc gia ASEAN đă cho thấy hiểu biết vượt trội của ông về các vấn đề chiến lược khu vực và sự sẵn sàng tố cáo hành vi bắt nạt của Trung Quốc".
Tờ báo cũng ghi nhận rằng ông Prabowo "chỉ trích gay gắt việc sử dụng lao động Trung Quốc và việc Bắc Kinh đầu tư tại Indonesia". Theo báo này, chủ nghĩa dân tộc nồng nhiệt của Prabowo cùng niềm tin cơ bản của ông vào năng lực tự vệ mạnh để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ của Indonesia có thể báo trước ông sẽ nắm quyền kiểm soát lớn hơn đối với chính sách chiến lược của Indonesia.
Jakarta Post c̣n cảnh báo việc làm của Trung Quốc có nguy cơ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm với cả khu vực và thế giới: "Bản thân Indonesia không phải là quốc gia có yêu sách ở Nam Hải (Biển Đông), nhưng yêu sách của Trung Quốc dựa trên lịch sử và ngư trường truyền thống xung quanh quần đảo Natuna cũng có thể được các quốc gia khác áp dụng. Ngư dân từ Sulawesi đă đánh cá hàng thế kỷ ở vùng biển Úc, v́ vậy phải chăng chúng ta cũng có thể đ̣i quyền lịch sử ở đó?".
VietBF@sưu tập