Khác biệt chiến thuật giữa cảnh sát Mỹ và châu Âu là ǵ? Động tác kẹp cổ khống chế nghi phạm và chiến thuật sử dụng vũ khí của cảnh sát Mỹ gần như không được đồng nghiệp ở châu Âu sử dụng.
Bạo lực cảnh sát là vấn đề nhức nhối ở Mỹ, châm ng̣i cho nhiều cuộc biểu t́nh phản đối của dân chúng. Người phụ nữ da màu Breonna Taylor bị cảnh sát bắn chết tại nhà riêng ở Louisville, bang Kentucky hồi tháng 3. Sĩ quan cảnh sát bang Minnesota dừng xe và bắn chết Philando Castile hồi năm 2016. Mới đây nhất, George Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi, chết sau khi bị cảnh sát gh́ gáy ở thành phố Minneapolis hôm 25/5, dẫn tới làn sóng biểu t́nh "Tôi không thể thở" ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới.
Paul Hirschfield, phó giáo sư về xă hội học tại Đại học Rutgers, Mỹ, cho hay nghiệp vụ của cảnh sát Mỹ khá tương đồng với các nước Mỹ Latinh, nhưng rất khác so nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu. Theo Hirschfield, những chiến thuật mà cảnh sát Mỹ sử dụng thường bị cấm hoàn toàn hoặc được quy định rất nghiêm ngặt ở châu Âu.
Cảnh sát bắt một người biểu t́nh ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, hôm 31/5. Ảnh: NYTimes.
Cảnh sát Mỹ khi tuần tra luôn mang theo súng và được phép khai hỏa trong rất nhiều trường hợp khi nghi phạm có dấu hiệu bất tuân mệnh lệnh hoặc chống đối. Trong khi đó, cảnh sát ở Na Uy, New Zealand, Iceland, Anh, Ireland và một số quốc gia khác khi thực hiện nhiệm vụ hàng ngày thường không mang theo súng.
Nhiều nước trong số đó cũng nổi tiếng với t́nh trạng bạo lực cảnh sát. Nhưng về tổng thể, việc cảnh sát tuần tra không mang theo súng được cho là đă hạn chế số vụ chết người trong quá tŕnh khám xét, bắt giữ, giúp giảm căng thẳng giữa cảnh sát với thường dân.
Iceland là một trong số quốc gia áp dụng hiệu quả cách tiếp cận này dù có tỷ lệ sở hữu súng tương đối cao. Theo dữ liệu của trang GunPolicy, tỷ lệ sở hữu súng ở Iceland năm 2017 ước tính hơn 30 khẩu trên 100 người dân, gấp 6 lần so với Anh. Mỹ ước tính có 120,5 khẩu súng trên 100 người dân năm 2017, theo trang Small Arms Survey.
Tỷ lệ sở hữu súng của người dân khá cao, nhưng cảnh sát Iceland thường không mang theo vũ khí quân dụng khi thực thi nhiệm vụ. Dù vậy, tỷ lệ tội phạm của Iceland thấp hơn Mỹ rất nhiều, tương tự tỷ lệ bất b́nh đẳng và nghèo đói.
Tuy nhiên, các vụ khủng bố xảy ra trong những năm gần đây khiến nhiều quốc gia như Anh, New Zealand hay Na Uy phải xem xét lại quy định này. Sau vụ xả súng khiến 51 người thiệt mạng tại hai nhà thờ ở Christchurch hồi tháng 3, New Zealand đă bỏ một phần quy định chỉ sĩ quan nhiều kinh nghiệm mới được mang súng. Quốc gia này đă thử nghiệm cho một nhóm sĩ quan mang súng thường xuyên trong 6 tháng và đang đánh giá kết quả.
Na Uy cũng đối mặt với lựa chọn tương tự sau vụ tay súng Anders Behring Breivik giết chết 77 người hồi năm 2011. Tới năm 2014, sĩ quan cảnh sát nước này bắt đầu mang súng thường xuyên hơn do lo ngại bị tấn công. Nhưng một năm sau đó, Na Uy quay về chính sách cảnh sát không mang theo súng, khi mức độ đe dọa giảm xuống.
Dù cảnh sát vẫn được trang bị vũ khí ở hầu hết quốc gia châu Âu, không nơi nào ghi nhận tỷ lệ người chết v́ cảnh sát cao như Mỹ. Hirschfield, người nghiên cứu về vấn đề này, phát hiện số vụ nổ súng của cảnh sát Mỹ trong năm 2014 cao gấp 18 lần Đan Mạch và 100 lần Phần Lan.
Hirschfield cho rằng yếu tố có thể khiến cảnh sát Mỹ leo thang căng thẳng và sử dụng vũ lực nhiều hơn là người Mỹ sở hữu vũ khí nhiều hơn người châu Âu. Nhưng ông cũng chia sẻ một yếu tố quan trọng khác là khung pháp lư về sử dụng vũ lực. Công ước châu Âu về Nhân quyền chỉ cho phép cảnh sát sử dụng vũ lực chết người khi "thực sự cần thiết". Ngược lại, cảnh sát Mỹ được phép nổ súng nếu họ cảm thấy tính mạng bị đe dọa.
"Do khác nhau về quy định, một vụ nổ súng của cảnh sát Mỹ có thể được xem là hợp pháp, nhưng theo tiêu chuẩn của châu Âu th́ không", Hirschfield nói.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng đặt ra những quy định riêng nằm trong khung pháp lư chung của khối. Một số nước có quy định nghiêm ngặt hơn về sử dụng súng. Tại Phần Lan, sĩ quan cảnh sát cần được cấp trên chấp thuận trước khi nổ súng. Trong khi ở Tây Ban Nha, sĩ quan cảnh sát phải bắn chỉ thiên để cảnh cáo, sau đó bắn vào các bộ phận không nguy hiểm trên cơ thể nghi phạm, trước khi có thể tiêu diệt, theo Hirschfield.
Theo quy định của sở cảnh sát Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, hành động gây áp lực lên vùng cổ nghi phạm, như trong trường hợp cảnh sát Derek Chauvin dùng đầu gối gh́ gáy Floyd gần 9 phút, chỉ được sử dụng khi cảnh sát cảm thấy tính mạng của họ bị đe dọa. Chauvin đă bị truy tố với cáo buộc ngộ sát và giết người cấp độ hai, tức cố ư giết người nhưng không suy tính từ trước, trong khi 3 sĩ quan c̣n lại bị cáo buộc hỗ trợ và tiếp tay giết người.
Ở hầu hết quốc gia châu Âu, cảnh sát bị cấm sử dụng động tác kẹp cổ, hay c̣n được gọi là siết cổ, theo Hirschfield. Đức chỉ cho phép cảnh sát khống chế nghi phạm bằng cách dồn áp lực lên đầu thay v́ cổ người bị bắt trong thời gian ngắn. Bỉ thậm chí cấm hoàn toàn cảnh sát thực hiện động tác gây áp lực lên cơ thể nghi phạm, dù là tạm thời, theo AP.
Pháp là một ngoại lệ ở châu Âu. Hôm 28/5, các sĩ quan cảnh sát Paris đă sử dụng động tác này để khống chế một tài xế người da màu, gây phẫn nộ trong dư luận. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner ngày 8/6 thông báo động tác kẹp cổ, được ông mô tả là hành vi gây áp lực lên cổ hoặc họng nghi phạm khi gh́ họ xuống đất, là "phương pháp nguy hiểm" và sẽ không được cảnh sát sử dụng hoặc huấn luyện.
Theo luật quốc tế, "cảnh sát chỉ nên sử dụng vũ lực như giải pháp cuối cùng và giảm thiểu mức độ nhất có thể", đồng thời kẹp cổ cũng được xem là h́nh thức bạo lực nghiêm trọng, theo Patrick Wilcken, nhà nghiên cứu về quân sự, an ninh và thực thi pháp luật của tổ chức Amnesty International, tại London.
Về thời gian huấn luyện nghiệp vụ, cảnh sát Mỹ thường mất trung b́nh 19 tháng trước khi bắt đầu làm việc, trong khi ở phần lớn quốc gia châu Âu, thời gian này là ba năm.
Tại châu Âu, quy tŕnh huấn luyện cảnh sát thường tập trung vào cách sử dụng thời gian và không gian để giảm bớt mối đe dọa, cũng như các loại vũ khí ít rủi ro như súng điện. Tại Nhật Bản, cảnh sát không được khuyến khích sử dụng súng. Thay vào đó, họ được đào tạo môn vơ taiho-jutsu để sử dụng khi cần thiết.
Ngược lại, hành động giảm leo thang căng thẳng thường ít được chú trọng trong quá tŕnh đào tạo cảnh sát Mỹ, theo Hirschfield. "Nếu các sĩ quan cảnh sát có thời gian đào tạo lâu hơn và được đầu tư nhiều hơn, họ có thể được huấn luyện cách khống chế nghi phạm không gây nguy hiểm", ông nói.
H́nh ảnh cảnh sát Mỹ sử dụng hơi cay, đạn cao su và nhiều chiến thuật quyết liệt khác để trấn áp người biểu t́nh trong tuần qua đă khiến nhiều nhà phân tích và phóng viên bất ngờ, đặc biệt là những người từng nghiên cứu về biểu t́nh ở các quốc gia khác.
Jennifer Earl, giáo sư chuyên nghiên cứu về cảnh sát và biểu t́nh tại Đại học Arizona, cho rằng cảnh sát Mỹ không quá quyết liệt khi đối đầu với người dân như một số quốc gia Trung Đông, Nga hay Thổ Nghĩ Kỳ. Nhưng bà thêm rằng "cảnh sát Mỹ nh́n chung vẫn có những chiến thuật nghiệp vụ mạnh tay hơn so với nhiều nước phương Tây khác".