02/06/20
Sau Chiến tranh Việt Nam từ mùa đông năm 1975, hàng ngàn người H’Mong đă đến Minneapolis, Saint Paul để tị nạn và định cư. Sau này họ trở thành chủ công ty, giáo viên và cảnh sát, hoàn thành được giấc mơ Hoa Kỳ.
Trong tuần kể từ khi George Floyd chết dưới tay của một cảnh sát da trắng ở Minneapolis, cộng đồng H’Mong bị cuốn vào cuộc xung đột về chủng tộc lớn chưa từng thấy trong đời họ. Một trong các cảnh sát đứng cạnh ông Floyd khi đó là người Mỹ gốc H’Mong, tên là Tou Thao. Và vợ của viên cảnh sát da trắng Derek Chauvin, quỳ gối đè lên cổ ông Floyd, cũng là người gốc H’Mong. Bà đă đệ đơn ly hôn ông Chauvin vào tuần trước. Một số cơ sở của người Mỹ gốc H’Mong đă bị thiêu rụi trong các vụ cướp bóc.
Theo NY Times, cộng đồng người Mỹ gốc H’Mong là nhóm châu Á lớn nhất ở Minnesota, dân số lên tới 90,000 người. Hiện nay, cộng đồng này đang bị chia rẽ về cách họ nh́n nhận các sự kiện trong tuần. Người trẻ tuổi hơn có xu hướng ủng hộ quan điểm của Black Lives Matter, cho rằng sự phẫn nộ của người biểu t́nh trước bạo lực của cảnh sát là điều dễ hiểu. Nhưng người di dân lớn tuổi lại quan tâm đến nỗi đau khi cơ sở nhỏ của họ bị tàn phá. Các sự kiện này diễn ra vài tháng sau khi người châu Á chịu sự kỳ thị liên quan đến coronavirus.
![](https://i.imgur.com/9LPKWML.jpg)
People gather at the site of the death of George Floyd in police custody in Minneapolis.Credit.. .Victor J. Blue for The New York Times
Vào tháng 05/2020, một thanh niên da đen đă đá vào mặt một phụ nữ H’Mong đang ngồi ở một nhà ga xe lửa ở St. Paul. Người Mỹ gốc H’Mong cũng là nạn nhân của bạo lực cảnh sát. Năm 2006, một cảnh sát thành phố Minneapolis đă bắn chết Fong Lee, 19 tuổi; nhưng một bồi thẩm đoàn sau đó đă tha bổng cho cảnh sát này.
Vào hôm Chủ nhật (31 tháng 05), mẹ của nạn nhân Fong Lee đă biểu t́nh ở thành phố Minneapolis nhằm khuyến khích cộng đồng người H’Mong sát cánh với hàng xóm da đen