Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy quy chế đặc biệt đối với Hong Kong, Trung Quốc đă yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước lớn dừng nhập khẩu hàng nông sản Mỹ. Theo Reuters, ông Trump sẽ phải làm thinh sau đ̣n đáp trả vừa rồi từ Bắc Kinh v́ sợ “ném chuột vỡ b́nh quư”.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1592084&stc=1&d=1591098420)
Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump (ảnh: Reuters)
Tổng thống Donald Trump có rất ít lựa chọn vào thời điểm này ngoài việc tiếp tục gắn bó với thỏa thuận giai đoạn 1 trị giá 200 tỷ USD với Trung Quốc, bất chấp căng thẳng giữa 2 nước trong thời gian gần đây.
Hơn bao giờ hết, ông Trump cần giữ ǵn thỏa thuận giai đoạn 1 và hy vọng Trung Quốc có thể đáp ứng mục tiêu mua hàng hóa Mỹ như đă cam kết, , theo các chuyên gia.
Vài tháng trở lại đây, các doanh nghiệp nhà đầu tư có lợi ích gắn chặt với thị trường Trung Quốc đă “ăn không ngon ngủ không yên”. Họ hồi hộp theo dơi từng ḍng trạng thái đăng trên Twitter của Tổng thống Mỹ, sau khi ông ám chỉ rằng, ḿnh có thể hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc.
Nếu điều đó xảy ra, gần như chắc chắn thương chiến Mỹ - Trung sẽ tiếp tục tái diễn, theo Reuters.
Hôm 29.5, ông Trump tuyên bố hủy quy chế đặc biệt đối với Hong Kong cùng một số biện pháp trừng phạt khác nhằm vào Trung Quốc nhưng không nhắc ǵ đến thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Giới doanh nhân đă có thể “thở phào” sau động thái trên của Tổng thống Mỹ.
Nhưng đáp lại biện pháp trừng phạt của Washington, Trung Quốc đă yêu cầu các công ty nông sản nhà nước dừng mua đậu tương và thịt lợn từ Mỹ. Hành động này khiến Trung Quốc khó có thể hoàn thành cam kết mua hàng nông sản Mỹ trong năm nay.
Trong năm 2020, Trung Quốc đă cam kết mua 36,5 tỷ USD nông sản Mỹ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc mới chỉ nhập khẩu được 3,35 tỷ USD nông sản Mỹ.
Bất chấp đ̣n đáp trả của Trung Quốc, ông Trump không thể gia tăng thêm sức ép hoặc động thái trừng phạt nào nhằm vào Bắc Kinh v́ hơn bao giờ hết, Mỹ cần giữ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Kinh tế Mỹ đang tŕ trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh với số người thất nghiệp ở mức tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1930. Nông dân Mỹ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch. Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, họ đă buộc phải tự tay tiêu hủy nông sản của ḿnh do không thể bán ra ngoài.
Những cuộc biểu t́nh, bạo loạn gần đây bùng nổ tại nhiều bang nước Mỹ như một đ̣n giáng mới khiến Washington rơi vào thế yếu nếu tiếp tục chiến tranh thương mại với Trung Quốc, theo Reuters.
Tuy nhiên, tiếp tục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc Mỹ chấp nhận rủi ro khi Bắc Kinh khó có thể thực hiện đúng cam kết mua nông sản ban đầu.
“Ông Trump đang bị mắc kẹt với một quả chanh rất chua. Nếu tiếp tục thực hiện, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc là gần như vô dụng. Tuy nhiên, nếu hủy bỏ, thị trường Mỹ có thể gặp nhiều biến động và ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu khôi phục sản xuất”, một quan chức thương mại giấu tên của Mỹ nói với Reuters.
Xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Trung Quốc quư đầu năm nay đă giảm 4 tỷ USD so với năm ngoái.
Các chuyên gia cho rằng, việc hủy bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc cũng sẽ không tạo lợi thế về chính trị giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2.
Hôm 29.5, ông Trump tuyên bố Hong Kong “không c̣n tự trị” trước Bắc Kinh và quyết định hủy quy chế đặc biệt cho thành phố. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, hành động nói trên của Mỹ gần như vô ích khi Trung Quốc đă coi Hong Kong là vấn đề nội bộ quốc gia.
Đ̣n đáp trả mới nhất của Trung Quốc thực sự đă đẩy ông Trump vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, theo Reuters.
VietBF @ Sưu tầm