Việc xảy ra va chạm dẫn đến thâm tím cơ thể rất hay gặp và khó tránh khỏi. Vết thâm tím trên vùng dễ nhìn thấy có thể gây mất thẩm mỹ và tự ti cho chủ nhân của nó. Tham khảo mẹo sau đây để đánh bay vết thâm tím chỉ trong 1 ngày.
Bầm tím là cách gọi dân gian để chỉ những tổn thương phần mềm, mao mạch, gây viêm, sưng, đau, chảy máu trong mô mềm khi va chạm với vặt cứng, ngã, xô xát... Đối với các sang chấn nhẹ, vết bầm tím thường tan từ từ. Tuy nhiên vết bầm tím da có thể làm khó chịu, mất thẩm mỹ vì thời gian tan vết bầm tím thường kéo dài, có người phải mất đến hơn 10 ngày vết bầm hết.
Ảnh minh họa
Dưới đây là những mẹo vặt đánh bay những vết bầm tím chỉ trong thời gian ngắn và đơn giản bạn có thể tham khảo.
Đánh tan vết bầm bằng cách chườm nước đá
Đánh tan vết bầm tím bằng nước đá là cách làm hiệu quả. Khi vừa đụng phải cạnh bàn, cảm thấy đau điếng, bạn biết chắc rằng nơi đó sẽ xuất hiện một vết bầm xanh, tím hoặc đen trong 1-2 ngày sau. Đừng thử chờ xem vết bầm có hiện lên hay không, vì lúc đó có lẽ đã hơi trễ. Hãy dùng một bao nylon chứa nước đá đắp lên ngay chỗ đau hoặc dùng các bao giữ lạnh chứa chất lỏng màu xanh bán tại các tiệm thuốc Tây, bỏ vào ngăn đá vài tiếng rồi đắp lên vết thương (loại này dễ dùng và ít chảy nước hơn là dùng bao nylon đựng nước đá, công hiệu như nhau, nhưng dĩ nhiên đắt tiền hơn). Đắp nước đá trên chỗ đau chừng 15 phút, lấy ra 15 phút, và đắp lại 15 phút… tiếp tục như vậy trong vài tiếng đồng hồ ngay sau khi bị thương. Nước đá có công dụng làm co các mao quản dẫn đến vết thương, khiến máu không dẫn nhiều đến đó. Vết bầm hình thành do máu bầm tụ lại chung quanh chỗ bị thương. Càng ít máu đến vết thương, vết bầm sẽ càng nhỏ hơn. Ngoài ra, hơi lạnh cũng làm vết thương bị tê, làm giảm sự đau đớn nơi đó.
Đánh tan bầm bằng hơ nóng vào ngày hôm sau
Sau khi đã đắp nước đá trên vết bầm, bạn có thể yên tâm rằng chỗ bầm sẽ không hiện lên xanh hay tím trong ngày hôm sau đối với trường hợp nhẹ. Với trường hợp nặng, bạn vẫn có thể thấy vết bầm này xuất hiện, nhưng thường nhạt và nhỏ. Đây là lúc bạn có thể dùng hơi nóng hơ lên để làm vết bầm tan biến nhanh chóng. Dùng khăn nhúng nước thật nóng, vắt khô rồi đắp lên chỗ bầm; xả lại khi khăn nguội; cứ thế liên tục từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy theo vết bầm lớn hay nhỏ. hơi nóng có tác dụng làm máu lưu thông qua chỗ bầm nhanh hơn, và vì thế sẽ làm vết bầm tan nhanh hơn.
Lý luận này có lẽ không xa lạ gì lắm. Tại Việt Nam, bạn đã từng thấy người ta xoa dầu nóng lên vết bầm. Hành động này không ngoài mục đích giúp máu lưu thông nhanh hơn… Dù sao, chắc chắn sự kết hợp của lạnh và nóng sẽ tốt hơn trường hợp chỉ dùng dầu nóng mà thôi.
Dùng hành tây
Hành tây là một trong những phương pháp chữa trị bầm tím tại nhà thông thường. Ngoài giảm đau, hành tây còn là một bài thuốc nổi tiếng để điều trị các vết thương và có tác dụng phi thường để điều trị các bệnh như tắc nghẽn, bong gân và sưng tấy. Cách làm: xay nhuyễn hành tây với muối, đắp lên vết thương, bọc lại để qua đêm. Bạn sẽ thấy một sự thay đổi lớn vào sáng hôm sau.
Bổ sung vitamin
Vitamin K là một phương thuốc hiệu quả để điều trị đông máu và tổn thương mô trong cơ thể còn vitamin C giúp tăng sức đề kháng và phát triển collagen, làm lành vết thương. Vì vậy, để các vết bầm tím nhanh khỏi, hãy ăn các loại rau quả giàu vitamin K như chuối, bông cải xanh và những loại rau quả nhiều vitamin C như ổi, cam, quýt,...
VietBF Sưu Tầm