Bắc Kinh kêu gọi Washington tôn trọng thỏa thuận kiểm soát vũ khí sau khi có tin Mỹ xem xét thử hạt nhân lần đầu tiên từ năm 1992.
"Chúng tôi đặc biệt quan ngại với những thông tin này. Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) là trụ cột quan trọng trong hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân quốc tế. Dù nó chưa có hiệu lực, việc cấm thử hạt nhân đă trở thành thông lệ quốc tế", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm qua cho biết.
Phát ngôn viên Trung Quốc nhấn mạnh CTBT là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy giải giáp, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo đảm ḥa b́nh và an ninh toàn cầu.
"5 cường quốc hạt nhân, gồm cả Mỹ, đă kư hiệp ước và cam kết ngừng thử hạt nhân. Mỹ tiến hành nhiều vụ thử hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Chúng tôi kêu gọi Washington tôn trọng trách nhiệm và hoàn thành nghĩa vụ, hỗ trợ mục tiêu của hiệp ước này", ông Triệu nói, thêm rằng Mỹ không nên có những bước đi gây bất ổn cấu trúc kiểm soát vũ khí và an ninh toàn cầu.
Tên lửa đạn đạo Trident II không mang đầu đạn được Mỹ thử hồi tháng 9/2019. Ảnh: US Navy.
Phát biểu được đưa ra sau khi tờ Washington Post dẫn tin từ các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đại diện các cơ quan an ninh quốc gia hàng đầu của Mỹ đă thảo luận có nên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1992 hay không.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh Mỹ cho rằng các quốc gia như Nga và Trung Quốc tiến hành thử hạt nhân đương lượng thấp, nhưng không nêu bằng chứng cụ thể và hai quốc gia trên đă bác bỏ cáo buộc. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia, đơn vị bảo đảm an toàn cho kho dự trữ vũ khí hạt nhân Mỹ, không b́nh luận về thông tin.
Kể từ năm 1945, ít nhất 8 quốc gia đă tiến hành khoảng 2.000 vụ thử hạt nhân, trong đó hơn 1.000 vụ do Mỹ thực hiện. Lần gần đây nhất Mỹ thử hạt nhân là vào tháng 9/1992. Các hậu quả liên quan môi trường và sức khoẻ con người đă dẫn tới một lệnh cấm gần như toàn cầu.
CTBT được đàm phán từ thập niên 1990 và đă có 184 quốc gia kư kết, bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, nó cần được 8 quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân phê chuẩn để có hiệu lực.
VietBF @ Sưu tầm