05/20/20
Chiều thứ Ba 19/05/2020 tại Genève, 194 thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/OMS, thông qua một nghị quyết yêu cầu "đánh giá độc lập và khách quan" hoạt động của cơ quan đối phó với đại dịch Covid-19.
Dự thảo nghị quyết do Liên Hiệp Châu Âu đề xuất là một thỏa hiệp vừa làm hài ḷng phần nào Washington, vừa không làm mất mặt Bắc Kinh và cũng không quên phần cốt lơi là chia sẻ thành quả nghiên cứu thuốc trị và vac-xin cho nhân loại chứ không dành ưu tiên cho một nước nào.
Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche tường thuật kết quả tích cực bất ngờ này:
« Hội nghị qua video, dài 15 tiếng đồng hồ, chia ra hai ngày thảo luận kết thúc trong tiếng pháo tay không thể gọi là cường điệu. Bởi v́ cho đến phút chót, không ai biết phản ứng của Hoa Kỳ ra sao ? Có ngăn chận nghị quyết hay không ?
Nghị quyết của đại hội đồng Y Tế Thế Giới yêu cầu các quốc gia thành viên cũng như các công ty dược phẩm phải làm mọi cách để thuốc trị liệu siêu vi corona đang gây đại dịch, kể cả vac-xin được đến tay tất cả mọi người. Washington không ủng hộ điều khoản này như quy chế của WHO/OMS cho phép một thành viên quyền lựa chọn. Trái lại, phía Mỹ rất hài ḷng với quyết định cần phải đánh giá hành động của Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong cung cách đối phó với đại dịch Covid-19 một cách độc lập. C̣n điều tra đến đâu, nghị quyết không xác định rơ h́nh thái, đó là một cách để không làm Bắc Kinh cảm thấy bị chỉ tên.
Nói tóm lại, nghị quyết là kết quả của thỏa hiệp. Tuy nhiên, thỏa hiệp này không tháo gỡ được áp lực đe dọa của Mỹ. Tổng thống Donald Trump kỳ hạn cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong ṿng một tháng để cải cách cụ thể, nếu không, Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi Tổ Chức. »
Ngoài Liên Hiệp Châu Âu, WHO/OMS cũng được Moscow ủng hộ chống lại lập luận đả kích của Mỹ lên án tổ chức này theo Bắc Kinh. Theo thứ trưởng Ngoại Giao Serguei Riabkov, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cần phải được cải cách, phải minh bạch, Nga sẵn sàng tham gia trong tinh thần trách nhiệm, nhưng Nga chống lại hành động "chính trị hóa nhằm phá nát" WHO/OMS.
Tú Anh
RFI