Trung Quốc đă đưa hệ thống tên lửa pḥng không tầm xa S-400 Triumf vào t́nh trạng báo động cao sau khi phát sinh căng thẳng biên giới với Ấn Độ.
Trang Avia-pro của Nga cho biết, tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF) đă được phát hiện sáng ngày 13/5 tại khu vực gần biên giới Trung Quốc, chỉ cách đường phân định có 5 km.
Theo các nguồn thông tin từ Trung Quốc, khu vực này nằm dưới sự giám sát của radar pḥng không S-400 được nước này mua từ Nga khoảng một năm trước. Do đó khi máy bay chiến đấu của Ấn Độ xuất hiện, các hệ thống ngay lập tức được cảnh báo tác chiến đầy đủ, sẵn sàng phóng đạn nếu Su-30MKI Ấn Độ tiến vào không phận.
Ở chiều ngược lại, theo truyền thông Ấn Độ, do sự xuất hiện của Quân đội Trung Quốc (PLA) trong khu vực, để đảm bảo an ninh của đất nước, các máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đă được gửi đến sát biên giới Trung Quốc nhằm đề pḥng xảy ra t́nh huống xấu nhất. Tuy nhiên các tiêm kích này chỉ có mặt để tuần tra,
Nhưng truyền thông Trung Quốc lại cho rằng máy bay chiến đấu Ấn Độ đă không đáp ứng với cảnh báo từ Quân đội Trung Quốc, do đó phía Bắc Kinh đă kích hoạt các hệ thống pḥng không S-400 của ḿnh, sẵn sàng khai hỏa tên lửa.
Trung Quốc tuyên bố hệ thống tên lửa pḥng không tầm xa S-400 Triumf của họ đă sẵn sàng bắn vào tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ. Ảnh: Avia-pro.
Trên thực tế, Quân đội Trung Quốc chính thức trở thành lực lượng vũ trang đầu tiên trên thế giới ngoài Nga sử dụng hệ thống pḥng không S-400 Triumf trong t́nh huống chiến đấu thực sự.
Nhưng rơ ràng ở Ấn Độ, họ nhận ra rằng ngay cả sự khiêu khích tầm thường nhất cũng có thể dễ dàng kết thúc trong một trận không kích toàn diện, liên quan đến hành động của các phi công thuộc Không quân Ấn Độ, họ không thể hiện bất cứ hành động hung hăng nào.
Theo dữ liệu được công bố trước đó, sau khi một nhóm binh sĩ Ấn Độ bắn vào quân nhân Trung Quốc, PLA đă tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào Lực lượng Vũ trang Ấn Độ, dẫn đến thương tích cho nhiều người và t́nh h́nh giữa hai nước trở nên rất nghiêm trọng.
Đây là vụ xung đột biên giới mới nhất giữa hai cường quốc quân sự châu Á sở hữu vũ khí hạt nhân này sau sự kiện diễn ra trên cao nguyên Doklam hồi năm 2017, khi đó ng̣i nổ chiến tranh chỉ được tháo gỡ vào những giây phút cuối cùng.
VietBF @ Sưu tầm