Anh đứng giữa lựa chọn khó khăn: Mỹ hay Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ đang khéo léo tạo sức ép lên Anh trong các cuộc đàm phán thương mại song phương buộc nước này phải đưa ra lựa chọn: đứng về phía Mỹ hay Trung Quốc.
Mỹ t́m cách "đính kèm" thêm một điều khoản cho phép Mỹ rút lui khỏi các phần của thỏa thuận với Anh nếu như Anh kư các thỏa thuận thương mại với quốc gia nào khác mà không có sự đồng ư của Mỹ.
Điều khoản được đề xuất không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc nhưng các nhà ngoại giao Anh xem điều này như một bức tường ngăn chặn mối quan hệ gần gũi hơn giữa Anh và Trung.
Nước Anh đă chịu một sức ép tương tự khi Mỹ khuyên nước này suy nghĩ lại về thỏa thuận với hăng công nghệ Huawei của Trung Quốc trong việc cung cấp mạng viễn thông 5G vào năm ngoái.
Không thể chấp nhận hoàn toàn về phe Mỹ và cô lập Trung Quốc
Hầu hết, các tranh căi liên quan đến các cuộc đàm phán thương mại Anh - Mỹ gần đây đều tập trung vào giá thuốc, tiêu chuẩn thực phẩm và thuế áp dụng cho hoạt động của các công ty công nghệ.
Điều khoản được đề xuất kể trên dựa trên điều 30 của Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) nhằm đóng cửa nền kinh tế phi thị trường. Mặc dù Anh không chính thức phản đối, nhưng rơ ràng là các nhà ngoại giao Anh lúc này đang lo về sức ảnh hưởng của Mỹ và sự không công bằng trong chính sách của Anh với Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao cũng lo ngại sâu sắc rằng quyết tâm của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc lợi dụng đại dịch COVID-19 như một nước cờ đánh vào Trung Quốc và đảm bảo được vị trí của ông trong cuộc tái tranh cử sẽ gây ra cho Anh áp lực mạnh mẽ từ bên ngoài khi về phe Mỹ. Đảng Bảo thủ của Anh cũng sẵn sàng hơn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Cựu Bộ trưởng Tài chính George Osborne tin rằng ông Boris Johnson sẽ không chịu khuất phục: "Thật đáng ṭ ṃ khi mà người trong Nội các ủng hộ việc hợp tác với Trung Quốc nhất lại là ngài Thủ tướng. Ông ấy có vẻ như đă chuẩn bị rất kĩ kế hoạch để chống lại áp lực từ các nghị sĩ của ḿnh."
Ông Osborne, phát biểu tại hội thảo trực tuyến của Strand Group, nói thêm: "Chủ nghĩa đa phương là cách để các quốc gia hợp tác v́ mục tiêu chung. Chúng ta không thể chấp nhận hoàn toàn về phe Mỹ và cô lập Trung Quốc."
Osborne kể lại rằng trong chuyến viếng thăm Trung Quốc trong cương vị Bộ trưởng với Johnson (lúc đó đang là thị trưởng London), ông đă nhận ra một cách vô cùng đây đủ sự cần thiết của việc hợp tác với Bắc Kinh.
Ông George Osborne (ảnh: Reuters)
Nước Anh và mục tiêu trở thành quốc gia toàn cầu
Trong một báo cáo của trường Harvard Kennedy kết hợp với nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh, ông Ed Balls, các tác giả cho rằng không thể xuất hiện một thỏa thuận thương mại đầy đủ trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Các tác giả cũng bày tỏ quan điểm rằng ngay cả một thỏa thuận nhỏ lúc này cũng có thể gây ra vấn đề nan giải cho Anh bởi nó có thể lôi kéo Anh vào một chính sách kinh tế và đối ngoại mới của Mỹ dựa trên chủ nghĩa song phương chống Trung Quốc. Và điều này hoàn toàn đi ngược lại chủ trương trở thành một quốc gia toàn cầu của Anh.
Báo cáo cũng trích dẫn lời một quan chức chính phủ giấu tên của Anh: "Những cuộc đàm phán có thể kết thúc bằng một tuyên bố chính trị lôi kéo nước Anh chống lại Trung Quốc và chống lại sự hợp tác toàn cầu."
Một quan chức tài chính của Anh cũng chia sẻ quan điểm: "Chính phủ Mỹ dường như muốn lợi dụng đại dịch để cô lập Trung Quốc, thiết lập lại sản xuất, tái cơ cấu nền kinh tế toàn cầu và ưu tiên đầu tư vào hệ thống an ninh khi cho rằng không thể tin Trung Quốc v́ những hành động của nước này.
"Đây có phải chỉ là những lời lẽ hùng biện cho cuộc bầu cử? Hay nó c̣n tiềm tàng những ư định nguy hiểm hơn, một mong muốn xây dựng nền kinh tế toàn cầu mới, nơi không có bóng dáng Trung Quốc."
Một trích dẫn của quan chức Bộ Ngoại giao Anh cho rằng: "Chiến lược của Anh không phải là rời khỏi EU sau đó lại 'sa vào ṿng tay Mỹ', khi Mỹ đang thiết lập lại các thỏa thuận thương mại mang tính ràng buộc đối với Anh."
Một số quan chức Anh tin tưởng rằng thỏa thuận sơ bộ của Anh với Trung Quốc có thể trở thành một chất xúc tác nhằm thuyết phục ông Trump áp dụng cách tiếp cận đa phương hơn trong cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra.
VietBF @ Sưu tầm