Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi vừa bày tỏ lo ngại gần đây Trung Quốc khuấy động ở biển Đông có thể làm leo thang căng thẳng giữa lúc toàn cầu đang mải nỗ lực chống dịch bệnh Covid-19.
Đài Channel NewsAsia (Singapore) dẫn lời bà Marsudi phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 6-5 rằng Indonesia tiếp tục theo sát t́nh h́nh ở biển Đông. Bà Marsudi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy tŕ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia cũng kêu gọi tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Bà Marsudi cũng nhấn mạnh chính quyền Indonesia vẫn tuân thủ cam kết bảo đảm hướng đến việc hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và khả thi bất chấp dịch Covid-19 đang hoành hành.
Tàu chiến USS Barry của Mỹ ở biển Đông hôm 28-4 Ảnh: Hải quân Mỹ
Bà Marsudi có phản ứng nói trên trong bối cảnh Trung Quốc có một loạt hành động đơn phương nhằm thúc đẩy chủ quyền phi lư ở biển Đông, dẫn đến làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ. Đáng chú ư, Lầu Năm Góc trong những tuần qua đă công khai thông tin về một loạt hoạt động trên không và trên biển tại biển Đông.
Theo trang Stars and Stripes, một số chuyên gia quân sự đánh giá đây là nỗ lực nhằm xua tan nghi ngờ về năng lực sẵn sàng của quân đội Mỹ trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đáng kể đến hải quân nước này. Đáng chú ư, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt có hơn 1.100 thủy thủ cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 và một trường hợp tử vong.
Ông Collin Koh, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu chiến lược và Quốc pḥng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), nhận định những ǵ xảy ra với tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, không có ǵ khó hiểu khi Hải quân Mỹ t́m cách chứng tỏ vị thế hàng đầu của ḿnh tại khu vực, từ đó bác bỏ nhận định họ đang bị suy yếu bởi dịch Covid-19.
Trong khi đó, ông Alex Vuving, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Á - Thái B́nh Dương (Mỹ), cho rằng các quốc gia nhỏ ở khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương trong những năm qua đă phàn nàn điều mà họ cho là sự thiếu cam kết của Mỹ đối với khu vực. V́ thế, theo chuyên gia này, Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái B́nh Dương bắt đầu nhận ra rằng họ phải công khai những ǵ đang làm để cho cộng đồng quốc tế thấy Washington vẫn cam kết bảo đảm an ninh ở biển Đông.
VietBF@sưu tập