Nhiều công ty lớn muốn chuyển đến đầu tư ở Việt Nam v́ chống dịch tốt. Nhiều quốc gia trên thế giới đă lấy Việt nam làm gương trong việc chống đại dịch. Cho đến nay có 17 ngày Việt Nam không bị lấy nhiễm trong cộng đồng.
Cách các quốc gia đối phó và xử lư dịch Covid-19 là một yếu tố quan trọng trong đánh giá rủi ro kinh doanh. Những công ty lớn đang hướng về Đông Nam Á, nơi một số quốc gia có phản ứng tốt trước dịch bệnh như Việt Nam, Singapore nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tờ Straitstimes dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho hay.
“Những công ty lớn chắc chắn sẽ có đánh giá về sự hiệu quả trong cách phản ứng trước Covid-19 trước khi họ quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó trong bối cảnh hiện nay”, Kellie Meiman Hock, chuyên gia kinh tế làm việc tại công ty tư vấn toàn cầu McLarty Associates, nhận định.
“Việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc đă được chứng minh là một bài học đắt giá đối với nhiều doanh nghiệp. Những tập đoàn lớn sẽ không hề muốn hoạt động sản xuất của họ bị gián đoạn”, Tiến sĩ Pavida Pananond - giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Thammasat (Thái Lan), cho biết khi đề cập đến khoảng thời gian kinh tế của Trung Quốc gần như đ́nh trệ v́ sự bùng phát của Covid-19.
Theo một số chuyên gia, việc chuyển hướng đầu tư kinh doanh từ Trung Quốc tới những khu vực năng động và ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ là xu thế trong thời gian tới.
“Đại dịch xuất hiện như một biến số mới hay nói đúng hơn là một chất xúc tác cho quá tŕnh thay đổi xu hướng đầu tư kinh doanh và ASEAN đang nổi lên là khu vực có chuỗi cung ứng thuận lợi”, ông Marc Mealy - Phó Chủ tịch chính sách của Hội đồng thương mại Mỹ-ASEAN, nhận định.
“Trước đại dịch, Việt Nam là quốc gia thụ hưởng một số lợi ích từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Một số công ty đă chuyển hoạt động từ Trung Quốc về Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, các công ty Mỹ đang đánh giá về cách phản ứng trước Covid-19 của những quốc gia mà họ muốn đầu tư và Việt Nam là một ứng cử viên sáng giá”, ông Marc Mealy nói thêm.
Theo ông Marc Mealy, vấn đề đối với những công ty hiện tại không chỉ là chi phí đầu tư mà c̣n là hiệu quả. Họ cần đánh giá được quốc gia nào sẽ có cơ hội phục hồi kinh tế tốt nhất từ việc kiểm soát thành công dịch bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, những doanh nghiệp lớn đang muốn chuyển hướng đầu tư ra ngoài Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Ông Marc Mealy cho rằng, những công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ châu Âu, châu Mỹ, thậm chí là cả châu Á đều đánh giá rằng, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Singapore đang là 2 nước xử lư dịch Covid-19 tốt nhất. Tuy nhiên, Singapore vẫn đang là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất Đông Nam Á.
“Malaysia, Thái Lan và Philippines được đánh giá ở các bậc tiếp theo khi xét về hiệu quả trong cách phản ứng với Covid-19. Quốc gia gây lo ngại và có thể dễ bị tổn thương nhất trong khu vực là Indonesia”, ông Mealy nhận định.
Một ví dụ cho xu hướng chuyển đầu tư kinh doanh từ Trung Quốc về Đông Nam Á là Nhật Bản. Tờ SCMP hôm 3.5 đưa tin, chính phủ Nhật Bản sẽ triển khai trương tŕnh hỗ trợ để khuyến khích các nhà đầu tư nước này chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về Đông Nam Á.
Một chương tŕnh trị giá hơn 220 triệu USD sẽ được tích hợp vào gói hỗ trợ khẩn cấp của chính phủ Nhật Bản nhằm giúp các công ty giảm bớt rủi ro trong dịch bệnh. Chương tŕnh này sẽ hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp muốn chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á.
Theo SCMP, dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc đă khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thiệt hại khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Nguyên nhân của t́nh trạng này một phần đến từ việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc trong đầu tư kinh doanh.
“Ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát, nhu cầu thành lập những cơ sở sản xuất mới của các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á đă ngày càng tăng. Chương tŕnh hỗ trợ chuyển dịch đầu tư kinh doanh sẽ giúp Nhật Bản xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với các nước Đông Nam Á.
Việc chuyển hướng kinh doanh cũng giúp tránh những rủi ro trong sản xuất khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, ví dụ như chiến tranh thương mại và thuế quan Mỹ - Trung”, một quan chức thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cho biết.
VietBF@ sưu tầm.