05/03/20
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh học Mỹ (BARDA) đă đổ 1,2 tỷ USD vào cuộc đua sản xuất vắc xin Covid-19 này từ đầu tháng 3/2020, tính từ khi đại dịch bắt đầu tại Mỹ.
Chính phủ các nước trên thế giới đang đầu tư rất nhiều tiền nhằm hỗ trợ các công ty dược phẩm nhằm hỗ trợ cho hoạt động phát triển, thử nghiệm lâm sàng và sản xuất hàng loạt các loại vắc xin ngừa Covid-19, theo báo Nikkei đưa tin.
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh học Mỹ (BARDA) đă đổ 1,2 tỷ USD vào cuộc đua sản xuất vắc xin Covid-19 này từ đầu tháng 3/2020, tính từ khi đại dịch bắt đầu tại Mỹ. Văn pḥng này được thành lập vào năm 2006 với sự chấp thuận từ Bộ Y tế và Các vấn đề Con người Mỹ nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi khả năng bị khủng bố sinh học và nhiều rủi ro khác.
BARDA hiện đang đầu tư vào không chỉ vắc xin mà cả chuỗi cung ứng để vắc xin sản xuất ra có thể được phân phối rộng răi đến công chúng một khi được cấp phép. Cho đến nay BARDA đă cam kết dành hơn 1 tỷ USD đầu tư chung với Johnson & Johnson để có thể sản xuất vắc xin liều cao.
Công ty công nghệ sinh học Moderna đă thông báo rằng BARDA công bố sẽ dành 483 triệu USD cho hoạt động phát triển vắc xin tại công ty này. Cơ quan này được cho rằng đă cam kết sẽ mua số lượng lớn vắc xin nếu nó được sản xuất thành công.
Người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dị ứng và Bệnh di truyền Quốc gia Mỹ, ông Anthony Fauci, cho biết nước Mỹ đặt mục tiêu đến tháng 1/2021 phải có hàng trăm triệu liều vắc xin Covid-19, Ông Anthony Fauci cũng thuộc nhóm đặc nhiệm Mỹ chuyên phụ trách việc ứng phó với đại dịch Covid-19.
Chính phủ nhiều nước khác cũng đang chạy đua phát triển vắc xin. Tại Trung Quốc, 3 công ty và nhiều viện nghiên cứu được cho là đă nhận được tiền hỗ trợ từ chính phủ để có thể có tiền phát triển, thử nghiệm lâm sàng và sản xuất vắc xin. Trung Quốc đă ưu tiên tính hiệu quả của vắc xin cao hơn sự an toàn, chính v́ vậy việc phát triển vắc xin có thể được thực hiện nhanh.
Một trong ba công ty Trung Quốc này được biết đến với cái tên Cansino Biologics, đă trở thành công ty đầu tiên bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá tính hiệu quả.
Mục tiêu của công ty là có thể sản xuất vắc xin bán trước thời điểm cuối năm, khả năng này nếu có thể thành hiện thực sẽ giúp củng cố quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới.
Chính phủ Anh cho đến nay cũng đă thông báo hỗ trợ 20 triệu bảng tức khoảng 25,1 triệu USD cho đại học Oxford để hỗ trợ dự án phát triển vắc xin. Mới đây, trường đại học đă có được thỏa thuận tài trợ để có thể sản xuất được 100 triệu liều vắc xin, nguồn cung này được ưu tiên cho nước Anh trước tiên.
Liên minh châu Âu (EU) cũng không ngoài cuộc, EU đă cấp 80 triệu euro tức khoảng 88,1 triệu USD cho một công ty sản xuất vắc xin Đức. Tuy nhiên, EU thiếu đi một cơ quan điều phối thống nhất hoạt động phát triển vắc xin, chính v́ vậy nỗ lực phát triển vắc xin có thể chậm lại.
TMen
Blive