T́m cách đảo ngược quyết định về thoả thuận hạt nhân, Mỹ muốn dấn sâu trừng phạt Iran. Mỹ đang t́m cách gia hạn lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc nhằm vào Iran, dự kiến sẽ được dỡ bỏ vào tháng 10 năm nay theo thoả thuận hạt nhân Tehran đă kí với các cường quốc năm 2015 (JCPOA).
Để thực thi được mục tiêu của ḿnh, Washington sẽ t́m cách vận động hành lang Hội đồng Bảo an để tiếp tục duy tŕ lệnh cấm vận vũ khí này, theo đó sẽ ngăn chặn việc bán vũ khí đến hoặc từ Iran.
Và tiếp sau đó, Mỹ cũng sẽ t́m cách chứng minh rằng họ vẫn nằm trong JCPOA– dù ông Trump đă tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận này từ lâu và nói rằng đây là văn bản tồi tệ nhất trong lịch sử– để có thể sử dụng quyền của thành viên nhằm gia hạn cấm vận vũ khí.
Kế hoạch này được báo New York Times đưa tin đầu tiên vào đầu tuần này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với Fox News hôm thứ Năm: "Chúng tôi là một trong những người tham gia và những người tham gia có quyền ngăn cản việc dỡ bỏ lệnh cấm giao dịch vũ khí".
Mục tiêu cuối của Mỹ?
Nhiều nhà ngoại giao lo lắng về mục tiêu cuối mà Mỹ muốn hướng tới. Theo báo The Independent (Anh), Iran vốn bán và mua vũ khí thông qua các trung gian và giao dịch trên thị trường chợ đen. Người châu Âu sẽ không bao giờ bán những loại vũ khí như vậy, v́ lo ngại sẽ kéo tới các lệnh trừng phạt khác của Mỹ. C̣n Trung Quốc và Nga cũng hiếm khi bán cho Iran bất kỳ vũ khí tối tân nào.
Mỹ không muốn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran được dỡ bỏ vào tháng 10. Ảnh: Yahoo News/ AFP.
Lúc này các nhà ngoại giao và các học giả lo ngại rằng canh bạc mới nhất của chính quyền Trump là một động thái do phe cứng rắn trong chính trường Mỹ thúc đẩy để phá hủy mọi triển vọng tích cực dành cho Iran, cũng như nhằm gây thiệt hại cho uy tín của các tổ chức đa phương quốc tế.
"Chính quyền này đang cố gắng ép buộc mọi người bằng cách tạo ra một cuộc khủng hoảng khác mà họ hy vọng lần này sẽ hạ bệ JCPOA măi măi", ông Ali Vaez, thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, một tổ chức quốc tế vận động giải quyết xung đột, cho hay.
Về phần ḿnh, Iran đă tuyên bố rằng bất kỳ động thái nào nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào họ sẽ đẩy họ đi tới việc rời bỏ Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân và có thể họ sẽ mở cửa theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đă cảnh báo trong nhiều tháng qua về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí vào tháng 10 đối với Iran. Các nhà ngoại giao cho biết kế hoạch cố gắng thay đổi quyết định của Hội đồng Bảo an về Iran chỉ chính thức được Mỹ triển khai trong tuần này, được công bố trong một loạt các cuộc phỏng vấn và giao ban vào tối thứ Năm.
Loạt khó khăn của Mỹ
Động thái này diễn ra vào đúng lúc Estonia thân cận với Hoa Kỳ nắm quyền Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an trong một tháng. Nhưng Trung Quốc và Nga đă tuyên bố sẽ sử dụng bất kỳ biện pháp nào để ngăn chặn kế hoạch của Hoa Kỳ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho là cũng không đồng t́nh và muốn ngăn cản kế hoạch của Mỹ, điều ông cho là muốn làm xói ṃn các quy tắc pháp lư quốc tế, theo một nhà ngoại giao châu Âu có uy tín.
Các nhà ngoại giao cao cấp của châu Âu cũng không hài ḷng với bước đi này của Hoa Kỳ. "Kể từ đó (khi ông Trump tuyên bố rút khỏi JCPOA-pv), Hoa Kỳ đă không tham gia bất kỳ cuộc họp nào trong khuôn khổ thỏa thuận này. V́ vậy, rơ ràng đối với chúng tôi là Hoa Kỳ không c̣n là thành viên tham gia vào thỏa thuận này", quan chức hàng đầu về đối ngoại của EU Josep Borell nói với Đài Châu Âu Tự do vào thứ Năm.
Vấn đề phức tạp với Mỹ lúc này là họ không chỉ từ bỏ JCPOA mà c̣n từng lên tiếng rằng việc thay đổi các điều khoản của thỏa thuận này giờ chỉ c̣n phụ thuộc vào các nước châu Âu đă tham gia kí kết. "Chúng tôi không c̣n ở trong thỏa thuận này nữa và v́ vậy các bên vẫn c̣n trong thỏa thuận sẽ phải đưa ra quyết định liên quan đến việc sử dụng hay không sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp", Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Iran Brian Hook nói với các phóng viên năm ngoái.
Quan chức này c̣n nhắc lại vào tháng 1 năm nay rằng việc thay đổi quyết định trừng phạt của LHQ đối với Iran giờ là một quyết định được đưa ra bởi Anh, Pháp và Đức.
Nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia nói rằng những động thái này cho thấy có nhiều tín hiệu bất ổn về chính sách trong nhóm của ông Trump và dường như chính sách gây sức ép với Iran chỉ là 1 cách để ghi điểm trước các kiến trúc sư chính sách đối ngoại của phe đối thủ là đảng Dân chủ.
Nếu ông Trump vẫn ở trong thỏa thuận JCPOA và tập hợp sức mạnh chống lại Iran từ bên trong, th́ Washington có thể đă ở một lập trường mạnh mẽ hơn để theo đuổi các mục tiêu cứng rắn của ḿnh, theo nhiều chuyên gia.
Sự cấm đoán của quốc tế đối với ḍng vũ khí đi/đến Iran sẽ kết thúc vào tháng 10, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren viết trên Twitter. Để gia hạn lệnh cấm vận vũ khí này, chính quyền Trump lại đột nhiên lập luận rằng Hoa Kỳ vẫn là một bên tham gia Thỏa thuận Iran mà họ đă từ bỏ. Điều đó thật vô nghĩa".
Theo giới chuyên gia, đứng trước sức ép của Mỹ, các thành viên EU trong Hội đồng Bảo an, bao gồm các thành viên thường trực Anh và Pháp, cũng như Đức và khối EU, sẽ làm những ǵ họ biết rơ nhất: hoàn toàn không cần làm ǵ, tŕ hoăn mọi thứ cho tới cuộc bầu cử Mỹ. Một quan chức EU nói: "Tôi muốn chờ xem kết quả của cuộc bầu cử".