Các chuyên gia chỉ rơ rằng, Trung Quốc muốn thúc đẩy yêu sách phi lư ở Biển Đông lợi dụng bối cảnh các nước phải dồn lực cho cuộc chiến chống Covid-19.
Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 22/4 (giờ Mỹ) đă ra tuyên bố báo chí sau cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN. Ông Pompeo khẳng định cam kết của Mỹ tiếp tục phối hợp với ASEAN đối phó với Covid-19 và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Ảnh: news.com.au
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo trong khi đối phó với đại dịch Covid-19, các nước cần phải nhớ rằng mối đe dọa dài hạn đối với an ninh chung vẫn chưa biến mất mà trên thực tế đă trở nên rơ ràng hơn.
Ông Pompeo không ngần ngại chỉ rơ, Trung Quốc đă lợi dụng sự sao nhăng của các nước để hiện thực hóa yêu sách đơn phương ở Biển Đông, từ việc ngang nhiên thông báo thành lập cái được gọi là các quận hành chính đối với các đảo và vùng biển ở Biển Đông, làm đắm một tàu cá của Việt Nam hồi đầu tháng, cũng như đặt các trạm nghiên cứu của nước này ở băi đá Chữ Thập và băi đá Xu bi.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc tiếp tục điều dân quân biển hoạt động xung quanh quần đảo Trường Sa và mới đây đă điều nhóm tàu khảo sát với mục đích chính là đe dọa các nước có tuyên bố chủ quyền khác không được tham gia phát triển hidrocacbon ngoài khơi.
“Điều quan trọng nhất hiện nay là cần nêu bật việc Trung Quốc lợi dụng thời điểm các nước đang tập trung chống lại cuộc khủng hoảng Covid-19 để tiếp tục những hành vi khiêu khích của ḿnh. Mỹ cực lực phản đối hành vi bắt nạt của Trung Quốc và chúng tôi hy vọng các quốc gia khác cũng sẽ yêu cầu họ [Trung Quốc-ND] phải đưa ra lời giải thích”, ông Mike Pompeo nhấn mạnh.
Sự tiếp nối của cách tiếp cận hung hăng hơn
Các nhà phân tích cho rằng, những động thái mới đây của Trung Quốc mà Ngoại trưởng Pompeo đă chỉ ra, thực tế là một phần trong chiến lược quen thuộc của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là sự tiếp nối cách tiếp cận hung hăng hơn để khẳng định các yêu sách lănh thổ của ḿnh, nhưng nó đang gây ra sự phẫn nộ hơn bao giờ hết của các nước láng giềng Đông Nam Á”, Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) Greg Poling nhận định.
“Các sự cố như vụ tàu Trung Quốc đâm ch́m tàu đánh cá Việt Nam gần khu vực quần đảo Hoàng Sa và triển khai tàu khảo sát của Trung Quốc đến vùng biển của Malaysia không phải là mới”, ông Poling trả lời AP qua email.
“Tuy nhiên, điều mới mẻ nhất là sự phẫn nộ của các quốc gia Đông Nam Á khi nh́n thấy mối đe dọa vốn vẫn thường xảy ra nhưng lại đến vào thời điểm họ đang phải vật lộn với đại dịch mà ít nhất trong đó có một phần lỗi của Bắc Kinh”, Poling viết.
Đồng quan điểm với ông Poling, chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh tại Viện nghiên cứu chiến lược và quốc pḥng Singapore cho rằng: “Sự khác biệt duy nhất là Bắc Kinh đang khai thác thực tế các đối thủ Đông Nam Á ở Biển Đông đang phải dồn lực ngăn chặn đại dịch và những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Trung Quốc làm điều này với hy vọng các nước sẽ không phản ứng hoặc phản ứng yếu khi chống lại các động thái của Bắc Kinh nhằm củng cố yêu sách của họ ở Biển Đông”.
Ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI).
Đánh giá về t́nh h́nh Biển Đông hiện nay, hăng tư vấn rủi ro Eurasia Group có trụ sở ở New York, Mỹ tuần trước nhận định: “Nguy cơ của một sự cố mới đang gia tăng v́ căng thẳng ở những khía cạnh khác trong mối quan hệ có thể gây ra t́nh huống căng thẳng trên mặt đất, hay nói đúng hơn là trên biển. Căng thẳng giữa hai bên sẽ gây khó khăn cho việc ngăn chặn một vụ va chạm vô t́nh dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện”.
Mỹ và đồng minh sẽ không đứng ngoài
Trong bối cảnh căng thẳng đột ngột gia tăng ở Biển Đông, các tàu chiến của Mỹ và Australia đă có cuộc diễn tập được cho là gần khu vực tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc hoạt động gần một tàu khoan thăm ḍ của công ty dầu khí Malaysia Petronas, Reuters dẫn các nguồn tin khu vực cho hay.
Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương của Mỹ đă xác nhận cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Australia nhưng không có biết vị trí chính xác. Theo thông tin từ Hải quân Mỹ, Tàu tuần dương HMAS Parramatta của Hải quân Hoàng gia Australia đi cùng với tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và sau đó hội quân với tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry hôm 18/4.
Nhận định về diễn biến này, chuyên gia Collin Koh cho rằng sự hiện diện của Hải quân Mỹ gửi đi thông điệp về cam kết của Washington trong bối cảnh một số lực lượng tác chiến trên biển của nước này bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Mỹ hồi tháng 3 vừa qua đă phải hủy bỏ cuộc tập trận quân sự lớn nhất với Philippines vốn được ấn định vào tháng 5 do đại dịch Covid-19.
“Tôi tin rằng chúng ta vẫn có thể thấy các lực lượng Australia tiếp tục hoạt động ở Biển Đông, tiến hành sự hiện diện hải quân thường lệ”, ông Koh nói.
Mặc dù vậy, ông Poling không hy vọng Trung Quốc sẽ kiềm chế tham vọng phi lư ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh có thể thực hiện các bước đi tiếp theo như thiết lập vùng nhận diện pḥng không hoặc cơ sở thu thập thông tin t́nh báo, dữ liệu radar tại Scarborough – băi cạn Trung Quốc đă giành quyền kiểm soát từ Philippines hồi năm 2012.
“Các tàu hải cảnh và tàu dân quân biển của Trung Quốc sẽ tiếp tục quấy rối các công ty khai thác dầu khí trong khu vực, v́ vậy cuộc khủng hoảng tiếp theo chỉ là vấn đề thời gian. Tôi không nghĩ nó có thể xảy ra trong ngày một ngày hai nhưng nó sẽ xảy ra không sớm th́ muộn”, ông Poling nói.
Ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh chỉ rơ âm mưu của Trung Quốc: “Trung Quốc đang ép các nước Đông Nam Á từ bỏ quyền của họ được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và ép họ chia sẻ vùng đặc quyền kinh tế với Bắc Kinh. Nếu họ cố gắng tự khai thác tài nguyên mà họ có quyền th́ Trung Quốc lại trừng phạt họ”.
VietBF@sưu tập