Các nhà kinh tế đang cảnh báo Dubai, trung tâm thương mại lộng lẫy của vùng Vịnh, đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ khi giá dầu sụt giảm, xóa sổ hàng ngàn việc làm và gần một nửa giá trị của thị trường chứng khoán của các Tiểu vương quốc tại đây.
Các công ty liên quan chính phủ có khối nợ gần 80% GDP và ngày càng khó hoàn trả.
Khu vực giàu có như Dubai trong đối mặt với nguy cơ vỡ nợ trong t́nh h́nh khó khăn hiện nay (nguồn: CNBC)
T́nh h́nh tăng trưởng kinh doanh giảm sút trong những năm gần đây đang tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự lao dốc của giá dầu và các lệnh cách ly toàn cầu do virus corona gây ra.
Hăng tư vấn Capital Economics nhận xét trong một báo cáo tuần này: "Dubai hiện là nền kinh tế dễ tổn thương nhất tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi trước các tác động kinh tế do chính sách cách ly gây ra. Chúng tôi cho rằng Dubai có thể tăng trưởng âm ít nhất 5-6% năm nay nếu các biện pháp phong tỏa kéo dài đến mùa hè".
Các biện pháp cách ly trong các tiểu vương quốc, nơi sở hữu những ṭa nhà cao nhất và trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, đă yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đóng vai tṛ quan trọng trong nền kinh tế phải đóng cửa.
"Điều này sẽ kéo tụt kinh tế Dubai, làm trầm trọng thêm t́nh trạng dư thừa trong các ngành công nghiệp thiết yếu và khiến các công ty liên quan đến chính phủ (GRE) khó trả khối nợ khổng lồ", báo cáo cho biết. T́nh cảnh hiện tại gây liên tưởng đến khủng hoảng nợ tại Dubai năm 2009, khiến hàng ngh́n người mất việc và thị trường chứng khoán mất nửa vốn hóa.
"Đây không phải lần đầu tiên thị trường Dubai đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Nhưng lần này nghiêm trọng hơn do cuộc khủng hoảng y tế, du lịch và giao thông, cũng như thị trường bất động sản dư thừa quá lớn và giá dầu lao dốc", Charles Robertson – kinh tế trưởng tại Renaissance Capital cảnh báo.
Đại dịch diễn ra đúng thời điểm doanh thu một số ngành quan trọng của Dubai bị suy giảm, nổi bật là bất động sản và khách sạn. Giá nhà ở tại đây cũng đă giảm 30% so với đỉnh năm 2014 khi nguồn cung dư thừa và nhu cầu ở mức rất thấp.
Ngoài ra, đại dịch có thể c̣n khiến UAE phải hoăn Dubai World Expo 2020 – sự kiện được kỳ vọng kích thích kinh tế và đầu tư cho tiểu quốc này. Du lịch cũng rơi tự do khi các chuyến bay quốc tế bị ngừng lại từ cuối tháng 3.
"Nếu các vấn đề về nợ nần này xảy ra trong tương lai, chính phủ Dubai sẽ khó có thể can thiệp do khối nợ của riêng chính họ cũng đă rất lớn", Capital Economics cho biết. IMF cho biết nợ công của Dubai (không liên quan đến các công ty) năm 2019 đă tương đương 110% GDP – mức cao bậc nhất trên thế giới.
VietBF@sưu tập