Các nhân vật có nhiều ảnh hưởng tại 3 trong số 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thảo luận hoặc công bố kế hoạch lôi kéo doanh nghiệp đưa dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, sau khi đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) giáng đ̣n mạnh lên chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU), ông Phil Hogan, hôm 21-4 tuyên bố khối này sẽ t́m cách giảm bớt sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc thời hậu đại dịch Covid-19, theo trang tin Politico.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản vào tuần rồi công bố quỹ trị giá 2,2 tỉ USD để hỗ trợ các nhà sản xuất nào chịu rời Trung Quốc về nước hoặc chuyển hoạt động sang Đông Nam Á nhằm ứng phó t́nh trạng gián đoạn chuỗi cung ứng xuất phát từ dịch Covid-19. Ngoài ra, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ, ông Larry Kudlow, cho rằng Washington nên trả chi phí cho doanh nghiệp Mỹ để họ di chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc.
Một nhà máy của Công ty Dongfeng Honda ở TP Vũ Hán - Trung Quốc hoạt động trở lại hôm 8-4 Ảnh: REUTERS
Ngay cả trước khi dịch Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào cuối năm ngoái, theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), một số doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đă chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc do chi phí tăng và tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Giờ đây, sức ép đang gia tăng lên các công ty trong việc đẩy nhanh tiến tŕnh nói trên, nhất là khi dịch Covid-19 cho thấy rơ sự phụ thuộc của thế giới vào sản phẩm làm tại Trung Quốc, trong đó nổi bật là thiết bị y tế.
Ông Li Xunlei, cố vấn kinh tế cho chính phủ Trung Quốc, nhận định những động thái, phát biểu nói trên không mang đến mối đe dọa tức th́ đối với Trung Quốc nhưng có thể là thách thức nghiêm trọng về lâu dài.
Ông này cũng thừa nhận sự gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch Covid-19 buộc các công ty nước ngoài trở về quê nhà t́m kiếm nhà cung cấp và t́nh trạng thiếu hụt thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cũng khiến một số quốc gia phát triển hối tiếc v́ không cho sản xuất chúng trong nước.
Theo một số chuyên gia tại Mỹ, hàng chục loại PPE và dược phẩm lẽ ra phải được sản xuất trong nước v́ tầm quan trọng của nó trong cuộc chiến chống Covid-19. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm trong số này hiện được sản xuất tại Trung Quốc, quốc gia đang thống trị thị trường PPE và dược phẩm thế giới. Các số liệu của chính phủ cho thấy 70% khẩu trang và một phần đáng kể các loại thuốc bán tại Mỹ đă được sản xuất tại Trung Quốc.
Một số dự luật vừa được đưa ra tại quốc hội Mỹ trong nỗ lực giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Chẳng hạn như thượng nghị sĩ Marco Rubio vào tháng rồi tŕnh làng dự luật yêu cầu Washington giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh trong chuỗi cung ứng. "Một khi đất nước hồi phục sau cuộc khủng hoảng chưa từng có này, chúng ta phải có những bước đi nhằm giải quyết những rủi ro và điểm yếu mang tính hệ thống liên quan đến chuỗi cung ứng mà đại dịch Covid-19 đă phơi bày" - ông Rubio kêu gọi trong một tuyên bố.
Một báo cáo mới của Công ty Tư vấn Kearney (Mỹ) cho biết đại dịch Covid-19 đang buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng, từ đó làm nổi bật hơn nữa các xu hướng đang diễn ra trước và trong lúc xảy ra chiến thanh thương mại Mỹ - Trung.
Chưa hết, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc pḥng để buộc doanh nghiệp Mỹ phải tăng cường sản xuất những loại thiết bị y tế khẩn cấp đang thiếu hụt trong nước và hầu hết phải nhập khẩu. Theo một số nhà phân tích thương mại, động thái này có thể thúc đẩy các công ty Mỹ tăng cường sản xuất một số mặt hàng trong nước để bớt phụ thuộc vào bên ngoài, nhất là Trung Quốc.
VietBF@sưu tập