Mỹ dọa cắt ngân sách WHO vĩnh viễn. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói cần cải cách cơ bản WHO sau Covid-19, cảnh báo Mỹ có thể không bao giờ khôi phục tài trợ cho tổ chức này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng cần "cải tổ cấu trúc" của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để sửa chữa "những thiếu sót" của tổ chức này. "Thậm chí nhiều hơn, Mỹ có thể không bao giờ nối lại tài trợ, đưa tiền thuế của người dân Mỹ cho WHO", ông nói trong cuộc phỏng vấn hôm 23/4 khi được hỏi liệu Washington có để ngỏ khả năng thay đổi vai tṛ lănh đạo của WHO.
Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho WHO với khoảng 400 triệu USD, tương đương 15% ngân sách, chỉ trong năm 2019. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump tuần trước chỉ trích cách xử lư đại dịch Covid-19 của WHO và tuyên bố dừng cấp ngân sách cho tổ chức này. Quan chức cấp cao Mỹ cho biết Washington có thể chuyển khoản tiền này sang các nhóm viện trợ khác.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao hôm 22/4. Ảnh: AFP.
Ngoại trưởng Mỹ hôm 22/4 nói Mỹ "tin tưởng mănh liệt" rằng Trung Quốc không báo cáo kịp thời sự bùng phát Covid-19, vi phạm quy tắc của WHO, trong khi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom không dùng khả năng của ḿnh để công khai dịch bệnh khi quốc gia thành viên không tuân theo quy tắc này.
Theo Pompeo, WHO có nghĩa vụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đă được thực hiện trong các pḥng thí nghiệm virus ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh khởi phát và Tedros có "quyền lực rất lớn đối với các quốc gia không tuân thủ".
Khả năng Mỹ ngừng tài trợ hoàn toàn cho WHO tùy thuộc vào việc Trump có đánh bại ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden để tái đắc cử tổng thống vào tháng 11 hay không. Quốc hội Mỹ kiểm soát chi tiêu liên bang và có thể thông qua luật để đảm bảo tài trợ cho WHO
Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện cáo buộc chính quyền Trump biến WHO thành "con dê tế thần" để đánh lạc hướng chỉ trích về cách xử lư đại dịch, đồng thời kêu gọi Trump khôi phục ngay lập tức tài trợ cho WHO.
Covid-19 đă xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lănh thổ, khiến hơn 2,7 triệu người nhiễm và hơn 190.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 873.000 ca nhiễm và gần 50.000 người chết.