V́ sao dân Mỹ biểu t́nh chống phong tỏa? Nhiều người Mỹ đă chán nản khi phải ở trong nhà, cho rằng lệnh phong tỏa là vi phạm quyền tự do cá nhân, khiến họ mất việc.
Hàng dài ôtô kéo dài hơn 1,5 km bên ngoài ṭa nhà nghị viện bang Maryland ở thủ phủ Annapolis hôm 19/4, cùng với đó là những tràng c̣i xe kéo dài cùng biểu ngữ "Trump 2020 - Xóa sạch rác rưởi đi", khẩu hiệu ủng hộ Tổng thống Mỹ Trump trong cuộc chạy đua tranh cử năm nay.
"Chúng tôi muốn thành phố mở cửa ngay bây giờ", một phụ nữ trung niên hét từ trong chiếc xe đa dụng đắt tiền, trong khi một bé gái 10 tuổi gần đó giơ tấm biển ghi ḍng chữ "Covid là sự dối trá".
Khác với những bang công nghiệp như Michigan và Ohio, thủ phủ bang Maryland là địa điểm ít ngờ tới của những cuộc biểu t́nh chống phong tỏa.
Người biểu t́nh vẫy quốc kỳ Mỹ trên đường phố Annapolis hôm 19/4. Ảnh: Reuters.
Annapolis, thành phố với 40.000 dân nằm cách thủ đô Washington D.C khoảng một giờ chạy xe, được mệnh danh là "thủ đô hàng hải" của Mỹ và cũng là nơi đặt Học viện Hải quân Mỹ. Thu nhập b́nh quân tại đây gấp đôi mức trung b́nh của nước Mỹ, thất nghiệp chưa bao giờ trở thành vấn đề.
Tuy nhiên, cuộc tuần hành bằng ôtô mang tên "Chiến dịch Gridlock" đă thu hút lượng người mà các nhà tổ chức không bao giờ nghĩ tới, trong đó nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu. Hàng trăm chiếc xe đă diễu hành qua các con phố hẹp ở trung tâm thành phố.
Dường như nhiều người dân Mỹ đă mất kiên nhẫn.
"Lối thoát tốt nhất là xuyên thẳng qua vấn đề", David Thalheimer, kỹ sư 58 tuổi, viết trong tấm biểu ngữ lớn ở nóc xe. "Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp hợp lư, c̣n những ǵ đang diễn ra là thái quá. Nó đang đánh vào nền kinh tế và chúng tôi không thể tiếp tục sống như vậy. Chính quyền cần xét nghiệm người dân, thay vào đó họ lại hành động như hiện nay v́ sợ hăi", ông nói thêm.
Natalie Brown, chủ doanh nghiệp du lịch 43 tuổi, mang biểu ngữ viết "Đây là năm 2020, không phải 1984". Bà cho rằng biện pháp theo dơi hành tŕnh của người dân Mỹ nhằm kiểm soát đà lây lan nCoV là vi phạm quyền tự do theo hiến pháp.
"Yêu cầu người dân ở nhà không phải điều b́nh thường, nó khiến nhiều người phải chịu vấn đề tâm lư. Đó là những hành động hà khắc và thống đốc các bang không nghe người dân. Tôi nghĩ chúng ta đang chứng kiến hành động tiếm quyền của các thống đốc", Brown nêu quan điểm.
"Thống đốc của chúng tôi không thích Donald Trump nên ông ấy làm mọi thứ ngược lại những ǵ Trump nói. Trump bảo cần mở cửa và ông ấy quyết định không mở cửa", Brown nói thêm.
Phần lớn các bang tại Mỹ đă áp dụng biện pháp phong tỏa, yêu cầu người dân hạn chế rời nhà và điều này vẫn được phần lớn cư dân ủng hộ. Khảo sát của Đại học Quinnipiac, bang Connecticut, hồi đầu tháng 4 cho thấy 81% người được hỏi ủng hộ lệnh phong tỏa toàn quốc.
Dù vậy, nhiều người Mỹ gần đây tỏ ư muốn chấm dứt giăn cách cộng đồng và cảm thấy được hỗ trợ bởi chính Tổng thống Trump.
Ông chủ Nhà Trắng khuyến khích thống đốc các bang nới lỏng biện pháp hạn chế Covid-19 lây lan ngay khi thấy việc đó an toàn. "Giải phóng Minnesota! Giải phóng Michigan! Giải phóng Virginia và cứu Tu chính án thứ hai tuyệt vời của các bạn. Nó đang bị lung lay!", ông bày tỏ ủng hộ những người biểu t́nh trong bài đăng trên Twitter hôm 17/4.
Thống đốc Maryland Larry Hogan là thành viên đảng Cộng ḥa, nhưng ông đă nhiều lần chỉ trích cách Trump ứng phó Covid-19. Thống đốc Hogan cũng là chủ tịch Hiệp hội Thống đốc Quốc gia Mỹ, trong khi Thống đốc New York Andrew Cuomo là phó chủ tịch.
Phong trào "ReOpen Maryland" (Tái mở cửa Maryland) kêu gọi Thống đốc Hogan lập tức chấm dứt lệnh đóng cửa trường học, doanh nghiệp và các nhà thờ.
"Chúng tôi hiểu rằng đă có nhiều người nhiễm và chết v́ nCoV trên khắp đất nước, nhưng chúng tôi tin rằng số người rơi vào nghèo đói hoặc cận nghèo trong 30 ngày qua cũng tương đồng, thậm chí là nhiều hơn. Họ đă mất công việc và con đường kiếm sống. Điều này không thể tiếp diễn", Evie Harris, phát ngôn viên phong trào, cho hay.
Người biểu t́nh tại Maryland được khuyến cáo ở trong ôtô riêng nhằm tránh vi phạm lệnh cấm tụ tập trên 10 người của Thống đốc Hogan. Một số cư dân vẫn quyết rời xe, trong đó có một người đàn ông không đeo khẩu trang và vẫy quốc kỳ Mỹ gần ṭa nhà nghị viện.
Một cựu chiến binh tham gia biểu t́nh nói rằng anh không sợ nhiễm nCoV. "Tôi thà chết c̣n hơn từ bỏ quyền tự do", người này nói. "Tôi không đeo khẩu trang v́ nó thể hiện sự khuất phục", một người biểu t́nh khác nói qua loa phóng thanh.
Glen James, chủ doanh nghiệp cung ứng hải sản, cho rằng chính quyền Maryland đă đi quá xa. "Các bến tàu đều bị đóng cửa. Họ không cho chúng tôi ra khơi. Những người biểu t́nh đều liên quan đến ngành hải sản", ông nói.
Maryland đă ghi nhận hơn 12.000 ca nhiễm nCoV, trong đó khoảng 500 người đă chết. Thống đốc Hogan cho rằng Covid-19 chưa đạt đỉnh ở bang này, khẳng định ông sẽ không mở cửa cho đến khi số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày giảm liên tục trong 14 ngày, cũng như số lượng xét nghiệm tăng gấp 3 hiện nay.
Khoảng 300.000 người đă mất việc tại bang Maryland trong một tháng qua. Thống đốc Hogan nhấn mạnh ông thấu hiểu sự giận dữ của người biểu t́nh.
"Tôi cũng là một chủ doanh nghiệp nhỏ. Không ǵ quan trọng hơn hồi phục kinh tế và đưa người dân trở lại làm việc. Tuy nhiên, số ca nhiễm của chúng ta đă tăng gấp đôi chỉ trong một tuần. Chúng tôi sẽ mở cửa một cách an toàn ngay khi có thể, tôi hiểu sự chán nản của mọi người", Hogan nói.
Những cuộc biểu t́nh tương tự đă diễn ra ở các bang Oklahoma, Texas, Idaho, Virginia, Michigan, Florida, California, Kentucky, Ohio, Bắc Carolina, Minnesota, Indiana, Nevada và Wisconsin trong cuối tuần vừa qua.
"Chính quyền đă dùng t́nh h́nh bệnh dịch để gieo rắc sợ hăi, đă đến lúc khôi phục quyền cá nhân. Ngay cả khi virus nguy hiểm gấp 10 lần hiện nay, tôi vẫn không ở trong nhà. Tôi thà chấp nhận mạo hiểm để trở thành người tự do", một người biểu t́nh nói.