V́ sao Mỹ thành vùng dịch lớn nhất thế giới? Khi Covid-19 mới bùng phát, tổng thống Trump hạ thấp mức độ nghiêm trọng, cho rằng đến tháng 4, dịch sẽ "biến mất diệu kỳ".
Tuy nhiên, cuối tháng ba Mỹ trở thành vùng dịch lớn nhất toàn cầu và hiện cũng là vùng dịch chết chóc nhất thế giới với hơn 760.000 ca nhiễm và hơn 40.000 người chết.
Nhân viên cấp cứu di chuyển bệnh nhân tại Yonkers, Mỹ ngày 14/4. Ảnh: AFP.
Giống như nhiều người Mỹ, Nhà Trắng ban đầu không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề dù từ ngày 2/1, Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) đă liên lạc với Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về t́nh h́nh ở Trung Quốc liên quan đến một loại bệnh về đường hô hấp bí ẩn. 10 ngày sau, Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên.
Như một đám cháy trên đồng cỏ khô, nCoV nhanh chóng lây lan rộng khắp. Mỹ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ngày 21/1. Vài ngày sau, Trump thành lập tổ công tác đặc biệt để chống dịch. Tuy nhiên, khi phát biểu công khai, Tổng thống và cố vấn khẳng định t́nh h́nh được kiểm soát. Ông ra lệnh cấm hầu hết người nhập cảnh từ Trung Quốc từ đầu tháng hai.
Suốt hai tháng đầu năm, Trump gọi những cảnh báo Covid-19 có thể gây ảnh hưởng nặng đến Mỹ là tṛ lừa bịp của đảng Dân chủ và giới truyền thông. Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh là t́nh trạng y tế khẩn cấp toàn cầu hôm 30/1, Trump vẫn trấn an người dân rằng nCoV "đă được kiểm soát rất tốt", đồng thời dự đoán về tương lai tươi sáng. Chính phủ Mỹ tự tin đến mức Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 7/2 cho biết họ chuyển gần 18 tấn khẩu trang, áo choàng và các vật tư y tế khác tới Trung Quốc để hỗ trợ.
Trump bắt đầu nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề vào cuối tháng hai. Hôm 25/2, chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo nCoV đang lây lan nhanh chóng trong nước, dự đoán đời sống của người dân có thể bị gián đoạn "nghiêm trọng", bao gồm việc đóng cửa trường học và doanh nghiệp.
Ngày 26/2, Trump chỉ định Phó tổng thống Mike Pence phụ trách tổ công tác chống Covid-19 và dự đoán số ca nhiễm mới ở Mỹ sẽ sớm "giảm về 0". Nhưng t́nh h́nh thật sự hoàn toàn trái ngược. Đầu tháng ba, Mỹ ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm. WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Thị trường chứng khoán lao dốc, thậm chí phải tạm dừng giao dịch trong 15 phút ngày 9/3.
Giữa tháng ba, khi Đại học Hoàng gia London công bố báo cáo với kết luận nếu không bị kiềm chế, Covid-19 có thể khiến 2,2 triệu người chết ở Mỹ, Trump và phụ tá mới bắt đầu có biện pháp mạnh tay. Ngày 13/3, gần 6 tuần sau khi WHO tuyên bố t́nh trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, Trump ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia. Ba ngày sau, chính quyền khuyến cáo "cách biệt cộng đồng" toàn quốc. Khi đó, hơn 2.200 người tại nước này đă nhiễm virus, gần 50 người chết.
"Chúng ta đă lăng phí hai tháng", Kathleen Sebelius, cựu bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ dưới thời Obama, nói.
Chính phủ gửi hàng chục ngh́n khẩu trang, găng tay và áo choàng từ kho dự trữ quốc gia đến bang Washington, nơi đầu tiên bị dịch bệnh tấn công nặng nề. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cho biết số vật tư này không đủ và một số quá hạn sử dụng. Cuối tháng ba, New York trở thành tâm dịch, bệnh viện tại đây lâm vào t́nh trạng quá tải, y bác sĩ thiếu đồ bảo hộ, các nhà xác dă chiến được lập lên và Thống đốc Andrew Cuomo nhiều lần phàn nàn về thiếu máy thở.
Giới chuyên gia cho rằng sự chủ quan, kết hợp với mong muốn bảo tồn nền kinh tế đă khiến Trump chậm quyết liệt chống dịch, dẫn đến kết cục họ là vùng dịch lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, một trong những yếu tố tác động đến quyết định của ông là các thân tín đă không cảnh báo rơ ràng về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Dù vấn đề nCoV đă được nêu trong vài cuộc họp t́nh báo hồi tháng một, Trump vẫn không được thông báo đầy đủ về mối đe dọa, cho tới khi Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar gọi điện cập nhật t́nh h́nh hôm 18/1, trong lúc Tổng thống đang ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida. Giới chức Nhà Trắng đánh giá Trump không hoàn toàn nắm bắt được mức độ đe dọa của Covid-19 một phần bởi Azar, người bất đồng với một số cố vấn thân cận của Tổng thống, không truyền đạt tốt vấn đề.
Trong khi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và quốc hội sốt sắng đưa ra đề xuất chống dịch, không thân tín nào thúc đẩy Trump khẩn trương ứng phó. Bản ghi nhớ hôm 29/1 của cố vấn cấp cao Nhà Trắng Peter Navarro đă dự đoán chính xác một số thách thức Mỹ phải đối mặt từ Covid-19. Tuy nhiên, Navarro bị những người khác trong Nhà trắng coi là "diều hâu" với Trung Quốc, nên cảnh báo của ông bị phớt lờ và không đến được tay Tổng thống.
Ngày 26/2, khi bắt đầu nhận ra mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, Trump không ngủ suốt chuyến bay dài 18 giờ từ Ấn Độ về Mỹ mà dành thời gian theo dơi những bản tin dồn dập về dịch bệnh. Vài phút sau khi hạ cánh, Trump quyết định chủ tŕ họp báo về Covid-19, dù Nhà Trắng trước đó thông báo Phó tổng thống Pence sẽ phụ trách sự kiện. Kể từ đó, Trump gần như luôn đứng trên bục phát biểu trong các cuộc họp báo hàng ngày về Covid-19.
Trump những ngày gần đây dường như đang t́m cách đổ lỗi cho WHO. Mặc dù nhiều bên phản đối việc Trump cắt ngân sách cho WHO, nhiều người cũng có chung nghi ngờ với ông về cách xử lư của tổ chức.
Đài Loan đă cảnh báo WHO ngày 31/12/2019 về khả năng Covid-19 lây nhiễm từ người sang người nhưng WHO dường như không lưu tâm. Ngày 20/1, Trung Quốc đại lục thừa nhận virus lây từ người sang người nhưng tới 30/1 WHO mới ban bố t́nh trạng khẩn cấp.
WHO bị chỉ trích là quá "cả tin" dữ liệu từ Trung Quốc. Điều phối viên đội phản ứng Covid-19 của Nhà Trắng Deborah Birx hai tuần trước nói rằng những thông tin mà Trung Quốc cung cấp khiến thế giới nhận định nhầm rằng nCoV có thể dễ dàng kiểm soát hơn thực tế.
Giới chuyên gia nhận định Mỹ đă bỏ lỡ "cơ hội vàng" chống dịch v́ triển khai kém công tác xét nghiệm trong giai đoạn đầu dịch bùng phát. Hồi đầu tháng hai, CDC phát triển và phân phối kit xét nghiệm đến các bang nhưng chúng bị lỗi. CDC hứa sẽ cung cấp hàng thay thế nhưng vài tuần trôi qua, lời hứa không được thực hiện. Dù vậy, chính phủ ban đầu từ chối nới lỏng rào cản pháp lư cho phép các bang và sở y tế địa phương tự phát triển kit xét nghiệm.
"Nếu chúng ta thực hiện được truy vết lịch sử tiếp xúc của người nhiễm, chúng ta đă có thể phát hiện nhiều trường hợp nhanh hơn và dập tắt các điểm nóng", Gabe Kelen, giám đốc khoa cấp cứu tại Đại học Johns Hopkins, nói.
Ông nhấn mạnh tốc độ là vấn đề cốt yếu, dù Mỹ tin rằng kit xét nghiệm của họ vượt trội so với các quốc gia khác. "Một điều tôi luôn dạy học tṛ: có c̣n hơn không, càng nhanh càng tốt", Kelen nói.
Hệ thống liên bang Mỹ, với quyền lực được phân bổ cho 50 bang, cũng là yếu tố làm phức tạp nỗ lực đối phó với khủng hoảng quốc gia. Một số bang ở Trung Tây vẫn chưa ra lệnh phong tỏa, dù các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế cảnh báo không bang nào "bất khả xâm phạm" trước Covid-19.
Những thống đốc khước từ lệnh phong tỏa phản biện rằng các sắc lệnh của họ, bao gồm hạn chế hoạt động kinh doanh và khuyến khích người dân ở nhà, cũng đạt được kết quả giống như lệnh phong tỏa bắt buộc. Họ c̣n cho rằng phương pháp này giúp giảm thiệt hại kinh tế, giúp hệ thống y tế không rơi vào t́nh trạng quá tải như ở New York và New Jersey.
T́nh h́nh dịch ở Washington đă giảm nhiệt nhưng Thống đốc Jay Inslee lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai v́ phản ứng không đồng bộ của các bang. "Ngay cả khi Washington kiềm chế được dịch, nếu bang khác không làm được vậy, dịch có thể bùng trở lại và vượt qua ranh giới các bang trong hai tháng tới, v́ vậy, điều quan trọng là đạt được thành công toàn quốc", ông nói.
Yếu tố khiến các quốc gia châu Á kiềm chế dịch tốt hơn phương Tây là sử dụng rộng răi khẩu trang. Các chuyên gia phương Tây ban đầu cho rằng chúng không hiệu quả trong việc bảo vệ người đeo, CDC chỉ khuyến nghị người ốm và người chăm sóc họ sử dụng chúng.
Nhưng khi ngày càng nhiều học giả khẳng định virus có thể lây truyền ngay cả khi mọi người nói chuyện chứ chưa cần đến ho hoặc hắt hơi và lên tới 25% người nhiễm không có triệu chứng, các quan chức đă thay đổi suy nghĩ.
Covid-19 đă giết trung b́nh hơn 1.800 người Mỹ mỗi ngày kể từ 7/4 và thống kê chính thức có thể thấp hơn số liệu thực tế. Trong khi đó, bệnh tim giết trung b́nh 1.774 người Mỹ mỗi ngày và ung thư giết khoảng 1.641 người mỗi ngày.
Tuy nhiên, t́nh h́nh dịch tại Mỹ đang có dấu hiệu chững lại. Số ca nhập viện ở New York và số bệnh nhân phải chăm sóc tích cực đă giảm. Thống đốc New York tuyên bố bang này đă qua đỉnh dịch.
Mô h́nh dịch tễ học của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe, Đại học Washington, ban đầu dự đoán đến giữa mùa hè, 100.000 - 240.000 người Mỹ có thể chết v́ nCoV. Bây giờ con số đó là 60.000.
Mặc dù Trump từng nhấn mạnh "cách biệt cộng đồng có thể cứu hơn một triệu người Mỹ", các cuộc biểu t́nh chống lại mệnh lệnh ở nhà xuất hiện ngày càng nhiều tại các bang, trong bối cảnh hơn 22 triệu người Mỹ đă nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng qua. Trump, người luôn coi trọng vấn đề kinh tế, đă bày tỏ sự ủng hộ với người biểu t́nh.
Dù khuyến khích tái mở cửa, Trump để các bang tự quyết định về cách thức và thời điểm mở cửa trở lại, dựa trên t́nh h́nh thực tế từng nơi. Các nhà khoa học cảnh báo về làn sóng lây nhiễm thứ hai nếu nới lỏng hạn chế quá nhanh.
"Lẽ ra Mỹ phải có phản ứng nhanh hơn v́ chúng ta đă có kinh nghiệm đối phó SARS, MERS và các mối đe dọa sức khỏe khác gần đây", Henry F. Raymond, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Rutgers, nói. "Nhưng những dịch đó đă lây lan khá chậm và nhanh được khống chế, nên chúng ta chủ quan thay v́ cảnh giác".
Trong khi đó, Benjamin Cowling, chuyên gia tại Đại học Hong Kong, nói rằng chính ông cũng không thể lường được Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn nhiều những khủng hoảng trước đây, dù ông sống tại Hong Kong, một trong những nơi chịu ảnh hưởng sớm nhất.
"Về mặt khoa học, tôi biết rằng nó sẽ lan rộng", ông nói. "Nhưng tôi nhớ có lần khi viết một bài báo, tôi đă phải đổi từ "đại dịch" thành "dịch toàn cầu" v́ cảm thấy không ai tin nếu tôi nói nó sẽ là đại dịch".