Nhật Bản tăng vọt số ca mắc Covid-19 do chọn sai chiến lược? Có lẽ đúng như vậy bởi Nhật thiếu thiết bị y tế, tỷ lệ xét nghiệm thấp và ít giải pháp làm việc từ xa có thể khiến số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản tăng vọt.
Từ vài tuần trước, số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản đă bắt đầu tăng mạnh. Điều này dường như làm tiêu tan hy vọng rằng những phản ứng ban đầu của chính phủ có thể thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19.
Tính đến chiều 19/4, số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản đă vượt mốc 10.000. Trong khi đó, con số này ngày 1/3 chỉ là 243 trường hợp.
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ảnh: Getty
Ayako Kajiwara, y tá trưởng tại một bệnh viện ở khu vực Saitama, lo sợ rằng hệ thống y tế của Nhật Bản không được chuẩn bản cho những ǵ có thể sắp diễn ra.
Kajiwara là người trực tiếp chứng kiến sự căng thẳng đối với các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) đang điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 chuyển biến nặng tại Nhật Bản.
“Đó là điều rất khó, khi chúng tôi nghĩ rằng t́nh h́nh của các bệnh nhân có chiều hướng tích cực th́ mọi thứ lại chuyển biến xấu một cách bất ngờ”, cô nói.
Số ca mắc Covid-19 tăng mạnh đă khiến Thủ tướng Abe Shinzo phải mở rộng t́nh trạng khẩn cấp từ 7 khu vực lên phạm vi toàn quốc. Ngày 17/4, ông Abe cũng hứa hẹn trong ṿng 1 tuần sẽ cung cấp các thiết bị y tế như khẩu trang, găng tay…tới các bệnh viện đang phải đối mặt với t́nh trạng thiết hụt trang thiết bị.
Trước đó, nhóm chuyên gia của chính phủ cảnh báo rằng, sẽ có tới 400.000 người ở Nhật Bản chết v́ Covid-19 nếu các biện pháp như giăn cách xă hội không được thực hiện. Các chuyên gia cũng dự báo, số ca tử vong gia tăng đột biến có thể xuất phát từ việc thiếu máy thở.
T́nh trạng thiếu thiết bị y tế ngày càng trở nên trầm trọng hơn và Thị trưởng Osaka Ichiro Matsui đă phải kêu gọi người dân quyên góp những chiếc áo mưa chưa dùng đến để các nhân viên y tế sử dụng như một thiết bị bảo hộ cá nhân.
Các chuyên gia nói rằng việc thiếu thiết bị y tế cùng với tỷ lệ xét nghiệm tương đối thấp và thiếu giải pháp làm việc từ xa có thể sẽ khiến số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản “bùng nổ”.
Các ổ dịch bệnh viện
Dù rất nỗ lực đối phó với Covid-19, Nhật Bản cũng không thể tránh khỏi t́nh trạng các ổ dịch h́nh thành tại các bệnh viện của nước này.
Tính đến 12/4, đă có 87 trường hợp mắc Covid-19 là các y, bác sỹ và những người không phải là bệnh nhân chỉ riêng tại một bệnh viện ở khu vực Nakano của thủ đô Tokyo. Sự gia tăng các ổ dịch ở bệnh viện là điều đặc biệt đáng lo ngại, v́ nó làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
“Điều quan trọng là phải chuyển việc xét nghiệm khỏi các cơ sở y tế và các bệnh viện”, Kenji Shibuya, cựu quan chức phụ trách chính sách y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết.
“Việc thiếu xét nghiệm ở Nhật Bản dẫn tới t́nh trạng lây nhiễm rộng trong cộng đồng. Các nhân viên bệnh viện không được chuẩn bị v́ họ không biết ǵ về t́nh trạng nhiễm bệnh của bệnh nhân”, ông Shibuya nói.
Ở Yokohama, nhân viên y tế bán chuyên Sho Hayakawa đă chứng kiến sự gia tăng đều đặn các bệnh nhân mắc Covid-19 tại bệnh viện mà anh làm việc trong những tuần gần đây. Là một người cha, anh lo ḿnh sẽ vô t́nh mang mầm bệnh về cho vợ con ở nhà.
“Tôi vẫn rất lo nếu vô t́nh nhiễm bệnh, mặc dù đă hết sức cẩn thận”, anh nói.
Tokyo và Osaka đă bắt đầu chuyển các bệnh nhân có triệu chứng vừa phải tới các khách sạn nhằm giảm tải cho các bệnh viện. Các khu vực khác ở Nhật Bản dự kiến sẽ sớm thực hiện giải pháp này. Hayakawa hy vọng các biện pháp tương tự sẽ được áp dụng ở Yokohama.
Bác sỹ gây mê Mio Shin nói rằng sau khi đồng nghiệp của cô phải tự cách ly v́ đă tiếp xúc với một bác sỹ ở một bệnh viện khác bị nghi mắc Covid-19, cô đă phải đảm nhận cả phần việc của đồng nghiệp.
“Rất nhiều bác sỹ luân chuyển giữa các bệnh viện khác nhau, v́ thế tôi nhận thấy nhiều bệnh viện trên khắp Nhật Bản vốn đă căng sức, lại đang tạm thời mất đi nhân viên bởi họ vô t́nh tiếp xúc với những người không biết chính ḿnh đang mang virus trong người”, Shin nói.
Cô cho biết, khi các nhân viên y tế được huy động chữa trị cho các bệnh nhân Covid-19, th́ sẽ ngày càng có ít người phụ trách các vấn đề y tế khác từ ung thư cho tới phẫu thuật tim hay sản khoa…
“Tôi nghĩ mọi người có thể không nhận ra rằng việc thiếu nhân viên y tế sẽ không chỉ tác động tới việc pḥng dịch Covid-19 mà c̣n ảnh hưởng tới tất cả các vấn đề y tế khác, đặc biệt là khi các nhân viên y tế giờ đây được ưu tiên huy động cho việc chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19”, Shin nói.
Chỉ khoanh vùng ổ dịch là chưa đủ
Từ khi Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên trong tháng 2, giới chức đă tập trung vào việc kiềm chế lây nhiễm tại các ổ dịch hơn là tiến hành xét nghiệm trên diện rộng như nước láng giềng Hàn Quốc.
Nhật Bản với 126 triệu dân mới chỉ xét nghiệm cho khoảng 90.000 người, trong khi con số này ở Hàn Quốc – đất nước có 51 triệu dân là 513.000.
Các chuyên gia cũng cho rằng, tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản có thể c̣n cao hơn nhiều so với các số liệu thống kê chính thức.
Việc xét nghiệm của Nhật Bản hiện nay chỉ tập trung vào các bệnh nhân nặng cần điều trị y tế khẩn cấp để tránh quá tải cho các bệnh viện.
Nước này có thể tiến hành 12.000 xét nghiệm mỗi ngày nhưng trên thực tế mới chỉ tiến hành ở mức 6.000-7.000 xét nghiệm, theo người phát ngôn Bộ Y tế Nhật Bản.
Ngày 15/4, Hiệp hội y bác sỹ Tokyo tuyên bố thiết lập tới 20 điểm xét nghiệm mới.
“Một khi việc xét nghiệm được tiến hành rộng răi cho những người có triệu chứng vừa phải, chúng ta có thể chứng kiến có thêm nhiều ca mắc Covid-19 nữa”, bác sỹ chuyên về các bệnh truyền nhiễm Eiji Kusumi cho biết.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản vẫn nhiều lần khẳng định tin tưởng vào chiến lược xét nghiệm hiện nay.
“Chúng tôi tiếp tục tập trung vào cách tiếp cận khoanh vùng ổ dịch bởi chúng ta vẫn chưa chứng kiến sự gia tăng đột biến về các trường hợp mắc Covid-19”, người phát ngôn Bộ Y tế Nhật Bản nói.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Nhật Bản không thể t́m ra nguồn gốc lây nhiễm bệnh, nói cách khác là mất dấu bệnh nhân F0. Ví dụ, khi Tokyo ghi nhận 197 ca mắc Covid-19 hôm 11/4, giới chức đă không thể t́m ra nguồn gốc lây nhiễm của 77% số ca bệnh.
“Ở các thành phố lớn, sẽ rất khó để kiềm chế và truy vết nguồn gốc lây nhiễm của các ổ dịch, bởi có nhiều con đường lây truyền bệnh”, Shibuya, cựu quan chức WHO, cho biết.
Để khống chế các ổ dịch, các nhân viên y tế phải điều tra dịch tễ những người có xét nghiệm dương tính để truy t́m nguồn gốc họ nhiễm bệnh từ đâu. Tuy nhiên, do virus có thể tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa hay công tắc đèn, th́ sẽ rất khó xác định một người đă nhiễm virus như thế nào.
Việc tập trung vào khống chế các ổ dịch có hiệu quả rất tốt ở các giai đoạn đầu khi tỷ lệ lây nhiễm c̣n thấp và tập trung ở những điểm nhất định. Tuy nhiên, khi số ca mắc bắt đầu gia tăng và không c̣n truy t́m được nguồn gốc lây bệnh, trong khi hệ thống y tế đang phải chịu sức ép ngày càng gia tăng, th́ chiến lược này cần phải được đánh giá lại càng sớm càng tốt, theo ông Shibuya.
VietBF@ sưu tầm.