Trung Quốc đă tích cực che giấu mối nguy hiểm, bóp méo thông tin quan trọng và bịt miệng các y bác sĩ lên tiếng về sự nghiêm trọng của virus Vũ Hán” và “v́ thế, virus này đă gây ra sự tàn phá ở phần c̣n lại của thế giới”, khiến người Mỹ gốc Việt đang cùng "hàng ngh́n nguyên đơn" tham gia kiện chính phủ Trung Quốc v́ để virus Corona lây lan và “đ̣i bồi thường hàng tỷ đôla” cho các thiệt hại về thể xác cũng như tài chính.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tới thị sát công tác kiểm soát và ngăn ngừa virus Corona tại Bắc Kinh hôm 10/2.
Theo hồ sơ do Công ty Luật Berman đệ tŕnh lên ṭa án ở tiểu bang Florida, vụ kiện đầu tiên nhắm vào Trung Quốc và nhiều cơ quan chính quyền của quốc gia đông dân nhất thế giới này v́ “vai tṛ trong thất bại ngăn chặn COVID-19”.
Đơn kiện này cho rằng “thay v́ cung cấp thông tin chính xác cho các nước khác trên thế giới, Trung Quốc tích cực che giấu mối nguy hiểm, bóp méo thông tin quan trọng và bịt miệng các y bác sĩ lên tiếng về sự nghiêm trọng của virus này” và “v́ thế, virus đă gây ra sự tàn phá ở phần c̣n lại của thế giới”.
Công ty Luật Berman c̣n nộp đơn kiện thứ hai “thay mặt cho tất cả các nhân viên chăm sóc y tế đang ở tuyến đầu chống đại dịch COVID-19”.
Nội dung đơn kiện cho rằng “khi các người hùng này gấp rút tới tuyến đầu để cứu người th́ Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung Quốc trực tiếp làm tổn hại tới sức khỏe và sự an toàn của họ bằng cách tích trữ và cố t́nh chèn ép thị trường đồ bảo hộ” và “trực tiếp cấm các nhà máy ở Trung Quốc, kể cả các nhà máy do các tập đoàn Mỹ sở hữu, xuất khẩu đồ bảo hộ sang Hoa Kỳ”.
Theo t́m hiểu của VOA Việt Ngữ, tới ngày 16/4, Trung Quốc chưa có bất kỳ phản ứng nào đối với hai vụ kiện được Công ty Luật Berman công bố lần lượt vào ngày 12/3 và 8/4.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo hôm 15/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố rằng “với thái độ cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm, Trung Quốc đă cập nhật cho Tổ chức Y tế Thế giới, các nước và khu vực liên quan về sự bùng phát dịch bệnh”.
“Những ai cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch là không công bằng và là sự sỉ nhục đối với những hy sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc”, ông Triệu nói thêm, theo nội dung buổi họp báo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ông Vinh Vương, phát ngôn viên về hai vụ kiện của Công ty Luật Berman, “xác nhận” với VOA Việt Ngữ rằng cũng có người Mỹ gốc Việt tham gia vào bước đi pháp lư chống Trung Quốc này, nói thêm rằng “vụ kiện đầu tiên đă có hơn 5 ngh́n nguyên đơn, trong khi vụ thứ hai đă có hàng trăm y tá và bác sĩ tham gia”.
Phóng viên VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập con số “hơn 5 ngh́n nguyên đơn” mà ông Vinh nêu lên.
Theo thống kê của Reuters, tính tới tối ngày 15/4, Hoa Kỳ đă ghi nhận 636 ngh́n ca nhiễm virus Corona và gần 31 ngh́n người tử vong. Con số nhiễm trên toàn cầu là gần 2 triệu người và hơn 131 ngh́n người chết.
Ông Vinh nói rằng hai vụ kiện trên nhắm mục tiêu buộc chính quyền cộng sản Trung Quốc phải “công bố hơn 20 tài liệu và dữ liệu quan trọng họ đang giữ lại, mà chính phủ các nước và lănh đạo y tế đang cần để hiểu rơ hơn về virus Corona” cũng như phải “bồi thường cho các hành động sai trái của họ cho các nạn nhân ở Mỹ”.
Theo hồ sơ vụ kiện, Công ty Luật Berman sử dụng Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài (FSIA), vốn cho phép các ṭa án Hoa Kỳ thụ lư và xét xử ở Mỹ các vụ kiện chính phủ nước ngoài, làm căn cứ pháp lư để đâm đơn kiện chính quyền Trung Quốc.
Trả lời VOA tiếng Anh, Giáo sư Chimene Keitner từ Trường Luật Hastings thuộc Đại học California ở San Francisco nói rằng từ các vụ đă xử liên quan tới thương tật cá nhân theo FSIA, “hành xử của một quan chức Trung Quốc cần phải xảy ra trên lănh thổ Hoa Kỳ” th́ mới “áp dụng” được đạo luật này. Bà nói thêm rằng “ta không thể kiện các nước khác v́ các quyết sách của họ”.