WHO 'mất điểm' v́ Covid-19. Tổng thống Trump cắt ngân sách cho WHO giữa lúc đại dịch bao trùm toàn cầu, nhưng ông không phải người duy nhất nghi ngờ vai tṛ của tổ chức này.
"Họ có thẩm quyền, cũng như khả năng thách thức và đặt câu hỏi cho Trung Quốc về những việc nước này đang thực hiện. Họ cần phải làm điều đó v́ sức khỏe toàn cầu, nhưng họ đă thất bại", David Fidler, chuyên gia thuộc nhóm cố vấn Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ, đề cập tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso gần đây cũng gọi WHO là "Tổ chức Y tế Trung Quốc", đề cập tới quan hệ gần gũi giữa cơ quan này với Bắc Kinh. Giới chức Đài Loan c̣n cáo buộc WHO phớt lờ cảnh báo sớm của họ về Covid-19. Tính đến tối 15/4, gần một triệu người đă kư đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo về Covid-19 tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 30/1. Ảnh: Reuters.
WHO được thành lập vào năm 1948 nhằm tăng cường sức khỏe cho thế giới, thường được ca ngợi v́ những nỗ lực mở rộng chương tŕnh tiêm chủng cho bệnh lao, bại liệt và các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Từ hồi tháng một, tổ chức trở thành trung tâm phản ứng toàn cầu trước Covid-19, tập hợp giới chuyên gia, thúc đẩy nghiên cứu, kêu gọi các nước tăng tốc xét nghiệm. Họ đă nhanh chóng gửi mẫu đối chiếu xét nghiệm nCoV cho hơn 70 pḥng thí nghiệm khắp thế giới, đồng thời chuyển gần 2 triệu mặt hàng bảo hộ đến 74 quốc gia và dự kiến c̣n chuyển thêm.
Bất chấp những nỗ lực của WHO trong cuộc chiến chống Covid-19, tổ chức bị đánh giá không đủ sáng suốt để dẫn dắt thế giới vượt qua đại dịch. Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc WHO "khiến thế giới mắc sai lầm nghiêm trọng khi đối phó Covid-19 và che đậy sự lây lan của nCoV". Ngay cả những người ủng hộ WHO cũng thắc mắc tại sao họ tỏ ra tin tưởng Trung Quốc, trong khi có thể hoài nghi nhiều hơn.
Sau đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) năm 2003, cuộc khủng hoảng mà Trung Quốc bị tố cáo ban đầu che giấu, WHO được trao quyền xem xét những nguồn tin không chính thống, như từ các tổ chức phi chính phủ, nhằm đánh giá mối đe dọa và ngăn chặn việc bưng bít thông tin. Tuy nhiên, quy định này bị nghi ngờ không được áp dụng với Covid-19.
Cuối năm 2019, nhiều bác sĩ tại Vũ Hán bắt đầu bàn luận về một căn bệnh giống SARS đang lây lan trong các bệnh viện, sau đó họ bị chính quyền buộc tội lan truyền tin đồn. Ngay trước giao thừa, Trung Quốc thông báo cho WHO về bệnh viêm phổi bí ẩn ở Vũ Hán. Tới ngày 5/1, tổ chức cho biết Trung Quốc báo cáo 44 ca nhiễm, nói thêm rằng các nhà điều tra nước này chưa thấy bằng chứng căn bệnh truyền từ người sang người.
Hôm 14/1, WHO cho hay giới chức Trung Quốc "vẫn chưa t́m thấy bằng chứng rơ ràng" về việc nCoV lây lan giữa mọi người. Họ không tỏ ra nghi ngờ hoặc b́nh luận ǵ về việc các bác sĩ bị bắt v́ lan truyền tin đồn.
Một số dấu hiệu c̣n cho thấy Trung Quốc dường như "khai man" số liệu. Từ ngày 11 đến 17/1, thời điểm một cuộc họp chính trị lớn của tỉnh Hồ Bắc được tổ chức, Ủy ban Y tế Vũ Hán cho biết họ không ghi nhận ca nhiễm hoặc tử vong mới nào. Tuy nhiên, nửa đêm ngày 18/1, họ đột nhiên báo cáo thêm trường hợp, khiến các chuyên gia nghi ngờ.
"WHO chỉ đều đặn nhắc lại lời Trung Quốc, như thể đó là thông tin của chính họ và đă được kiểm chứng", Lawrence Gostin, giáo sư về luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, Mỹ, nhận xét, nói thêm rằng nếu WHO quan tâm đến số liệu, họ đă không đưa ra những phát ngôn như vậy.
"WHO phụ thuộc vào dữ liệu từ các quốc gia thành viên, nhưng họ có thể cảnh báo về những lỗ hổng trong dữ liệu, hoặc đơn giản nói rằng họ không thể xác minh chúng một cách độc lập. Với việc trích dẫn số liệu của Trung Quốc, giới chức WHO đă trao sự tin cậy cho những thông tin sai lệch", Gostin nhận định.
Đến ngày 20/1, giới chức Trung Quốc mới thừa nhận rằng nCoV truyền từ người sang người. Tại thời điểm đó, Vũ Hán đă quay cuồng trong khủng hoảng, các ca nhiễm xuất hiện khắp Trung Quốc và lan sang cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí tới tận Mỹ.
Tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi đặt trụ sở của WHO, một ủy ban khẩn cấp được triệu tập hôm 23/1 nhằm quyết định có nên tuyên bố t́nh trạng y tế cộng đồng khẩn cấp toàn cầu hay không, trong lúc giới chức Trung Quốc bắt đầu phong tỏa Vũ Hán. Bất chấp nhiều ư kiến trái chiều, ủy ban vẫn kết luận đây không phải t́nh trạng khẩn cấp, khiến các chuyên gia y tế ngỡ ngàng.
Ngày 30/1, một tháng sau khi các bác sĩ Trung Quốc cảnh báo về dịch bệnh, WHO mới tuyên bố t́nh trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. "Chính phủ Trung Quốc được ca ngợi v́ những biện pháp phi thường mà họ đă thực hiện. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ ǵ về cam kết minh bạch của Trung Quốc", Giám đốc WHO Tedros nói.
Hồi cuối tháng một, khi giới chức Trung Quốc thừa nhận họ nên hành động sớm hơn, WHO và Tedros vẫn cam đoan với thế giới rằng họ đang làm rất tốt. Sau cuộc gặp riêng với Chủ tịch Tập Cận B́nh tại Bắc Kinh hôm 28/1, Tedros ca ngợi cách nước này xử lư dịch bệnh và tính hiệu quả trong "hệ thống của Trung Quốc".
Một số người cho rằng những lời tán dương này nằm trong chiến lược thuyết phục Trung Quốc cho phép nhóm chuyên gia quốc tế đến đây để t́m hiểu về Covid-19. Nhưng sau khi nhóm chuyên gia của WHO tới Trung Quốc hồi giữa tháng 2, Tedros và đội ngũ của ông vẫn không thay đổi giọng điệu. Nhiều người c̣n thắc mắc tại sao đến ngày 11/3 Tedros mới tuyên bố Covid-19 là đại dịch, trong khi nó vốn đang tàn phá khắp các lục địa.
Mặc dù vậy, ngay cả những người chỉ trích WHO cũng lo ngại hậu quả thảm khốc từ việc Trump cắt ngân sách cho tổ chức và kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét lại. Nghị sĩ Đức Norbert Rottgen cho rằng phản ứng của WHO với Trung Quốc "đáng lo ngại", nhưng những điều đó nên được giải quyết sau khi đại dịch chấm dứt.
"Đây không phải lúc đóng băng viện trợ. Điều đó sẽ gây tổn hại nhiều nhất cho những quốc gia không đủ khả năng tự hành động", Rottgen giải thích trong bài đăng trên Twitter.
Kristine Lee, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, cảnh báo quyết định cắt ngân sách sẽ không mang lại kết quả chính quyền Trump mong đợi. Theo Lee, việc Trump quay lưng với WHO c̣n "giúp Bắc Kinh bước vào tổ chức dễ dàng hơn".
B́nh luận viên Emily Rauhala của Washington Post nhận định loạt thông điệp về Trung Quốc của WHO đă làm lu mờ những cống hiến của họ trong cuộc chiến chống Covid-19, gây mất uy tín của cơ quan này ngay lúc họ cần đến nó nhất. Một số người thậm chí kêu gọi giải thể WHO.
"Bạn sẽ thay thế WHO bằng cơ quan nào? Việc thuyết phục 194 quốc gia chấp nhận một tổ chức mới có bao giờ khả thi hay không?" David Heymann, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, đồng thời là cố vấn của WHO, đặt ra câu hỏi.
Kelley Lee, giáo sư tại Đại học Simon Fraser ở Canada, người từng viết sách về WHO, đánh giá Covid-19 chứng minh tính cấp thiết của một cơ quan đủ năng lực và được tài trợ tốt. Theo bà, việc đầu tư củng cố sức mạnh cho WHO "sẽ rẻ hơn nhiều so với hàng ngh́n tỷ USD mà chúng ta đang tiêu tốn hiện nay".
"Đó là việc sớm muộn cũng phải chi trả", Lee nói.