04/13/20
THE NEW YORK TIMES
Dumped Milk, Smashed Eggs, Plowed Vegetables: Food Waste of the Panfdemic
By By David Yaffe-Bellany and Michael Corkery
April 11, 2020
https://www.nytimes.com/2020/04/11/b...ying-food.html
Biên dịch:
Giao Thanh Pham
Nông dân ở 2 tiểu bang Wisconsin và Ohio đang phải đổ bỏ hàng ngàn gallon sữa tươi vào những đầm lầy và những hố phân ḅ. Một trang trại nông nghiệp lớn ở Idaho đă phải đào những con mương khổng lồ để chôn hơn 1 triệu pounds hành tây (khoảng 500 ngàn kg).
Và ở miền Nam Florida, khu vực cung cấp phần lớn những nông phẩm cho dân chúng ở nửa phía miền Đông của Hoa Kỳ, máy kéo được những chủ nông trại chạy qua chạy lại trên các cánh đồng đầy đậu và bắp cải đến mùa thu hoạch, cán nát, cày xới các loại rau chín trộn lẫn chúng vào đất.
Sau nhiều tuần lễ lo lắng về sự thiếu hụt tại các chợ và siêu thị ở khắp nơi trên đất Mỹ, khi người dân hoảng loạn tranh giành đến điên cuồng để lấy cho bằng được một bao bột ḿ, một hộp ḿ ống hoặc một bịch giấy vệ sinh cuối cùng, cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào c̣n trên kệ, th́ vào thời điểm hiện tại, nhiều trang trại lớn nhất của Mỹ đang phải vật lộn với một tác động ảnh hưởng khủng khiếp khác của đại dịch Covid-19. Họ đang bị buộc phải tiêu diệt hàng chục triệu pounds thực phẩm tươi sống mà họ không thể bán được nữa.
Việc đóng cửa tất cả các nhà hàng, các khách sạn và các trường học đă khiến một số nông dân mất đi ḍng người tiêu thụ trong hơn nửa vụ mùa của họ vào lúc này. Và ngay cả khi dân chúng Mỹ, những người tiêu thụ lẻ trong thời điểm mấy tuần lễ qua, đang ăn gần như tất cả mọi bữa ăn tại nhà, dẫn đến việc giảm tiêu thụ to lớn chưa từng thấy khiến cho tất cả các loại thực phẩm tươi sống dễ hư hỏng được trồng cách đây vài tuần chuyên dành cho các trường học và doanh nghiệp bị ối đọng không có chỗ tiêu thụ và không thể bảo quản được.
Lượng thặng dư cần phải hủy bỏ này thật là đáng kinh ngạc. Xí nghiệp sản xuất bơ sữa lớn nhất nước Mỹ, Dairy Farmers of America báo cáo rằng, nông dân trong ngành sản xuất sữa, đang phải đổ bỏ gần 4 triệu gallon sữa mỗi ngày. Một hăng nuôi gà thịt đang phải đập 750 ngàn quả trứng chưa nở mỗi tuần.
Tưởng cũng cần nói thêm, việc ấp trứng có đực để lấy gà con nuôi lấy thịt không được dính dáng hay tṛng tréo qua trứng gà ăn b́nh thường và nhất là người Mỹ, không có nhu cầu … nhậu hột gà lộn. Dân Mỹ kỳ ghê chưa?
Nhiều nông dân cho biết họ đă quyên góp một phần thặng dư cho các ngân hàng thực phẩm và các chương tŕnh nấu ăn giúp người nghèo, nhưng hiện giờ, những nơi này đă tràn ngập thực phẩm vượt quá nhu cầu của họ. Khắp nơi, đều tràn ngập thực phẩm dễ hư hỏng mà các tổ chức từ thiện với số lượng hạn chế của tủ lạnh và t́nh nguyện viên không thể giải quyết và tiêu thụ.
Bên cạnh đó, các chi phí thu hoạch, chế biến, đóng thùng rồi sau đó chuyển vận những sản phẩm và sữa này đến các ngân hàng thực phẩm hoặc các khu vực cần thiết khác, sẽ tạo thêm gánh nặng về tài chánh cho các trang trại, mà những chủ nhân này đă mất đi hơn một nửa số tiền bán được cho giới tiêu thụ qua việc cách ly và cô lập ở khắp nơi trên đất Mỹ.
Xuất khẩu nhiều thực phẩm dư thừa ra nước ngoài cũng không được khả thi. Các công ty xuất cảng cho biết, bởi v́ nhiều khách hàng quốc tế cũng đang phải vật lộn qua đại dịch ở trong nước của họ, cộng thêm với những biến động về tiền tệ gần đây với giá của đồng đô la tăng vọt, khiến cho việc xuất khẩu không có lợi.
Sự phá hủy to tát của thực phẩm tươi sống, vào thời điểm mà nhiều người dân Mỹ đang bị tổn thương về tài chánh và hàng triệu người đột nhiên mất việc, là một sự kiện đặc biệt vô cùng tồi tệ về đại dịch Covid-19.
Nó phản ảnh sự bất ổn và lo lắng về kinh tế sâu đậm do Covid-19 gây ra và mức độ khó khăn đối với các ngành sản xuất to lớn trong nền kinh tế, như nông nghiệp, ngư nghiệp và ngay cả công nghiệp. Không dễ ǵ để điều chỉnh theo sự thay đổi đột ngột này ngơ hầu có thể thay đổi phương cách sản xuất cho phù hợp.
Ngay cả vào lúc mà những người nông dân đang phá hủy và cày rau quả tươi vào đất, th́ họ vẫn phải gieo trồng lại cùng một thứ rau quả mà họ mới vừa phá hủy để chuẩn bị cho … mùa tới, với một chút hy vọng là nền kinh tế sẽ khởi động lại và sẵn sàng để thu hoạch vào thời điểm vụ mùa kế tiếp.
Nhưng nếu ngành nông nghiệp dịch vụ thực phẩm vẫn đóng cửa như hiện nay, th́ những cây trồng đó chắc chắn cũng sẽ phải bị phá hủy.
Nơi kia th́ đói khát, nơi này lại phải đổ đi ...
TƯƠNG LAI THẬT LÀ ẢM ĐẠM CHO LOÀI NGƯỜI …
https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater